Đến nội dung

Nguyễn Hưng

Nguyễn Hưng

Đăng ký: 22-09-2010
Offline Đăng nhập: 24-08-2015 - 15:44
****-

#333801 [TS ĐH 2012] Đề thi và đáp án môn Toán khối B

Gửi bởi Nguyễn Hưng trong 09-07-2012 - 21:08

Chặn $t=xyz$ câu 6 nhé ^^

$x,y,z$ là 3 nghiệm của hàm số sau:
$$f(x)=x^3-\frac{1}{2}x-t$$
Ta có
\[f'\left( x \right) = 3{x^2} - \frac{1}{2}\]
\[f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x = \pm \frac{{\sqrt 6 }}{6}\]
Vậy điều kiện để $f(x)$ có 3 nghiệm là

\[\begin{array}{l}
- {\left( {\frac{{\sqrt 6 }}{6}} \right)^3} + \frac{1}{2}\left( {\frac{{\sqrt 6 }}{6}} \right) - t \ge 0 \\
{\left( {\frac{{\sqrt 6 }}{6}} \right)^3} - \frac{1}{2}\left( {\frac{{\sqrt 6 }}{6}} \right) - t \le 0 \\
\end{array}\]
Tương đương
\[\boxed{ - \frac{{\sqrt 6 }}{{18}} \leqslant t \leqslant \frac{{\sqrt 6 }}{{18}}}\]


#323103 Giải phương trình sau:$\sqrt[3]{x+34}-\sqrt[3]{x-3}=1$

Gửi bởi Nguyễn Hưng trong 07-06-2012 - 12:04

Đặt

\[\begin{array}{l}
\sqrt[3]{{x + 34}} = a \\
- \sqrt[3]{{x - 3}} = b \\
\end{array}\]
Phương trình đã cho suy ra được

\[\left\{ \begin{array}{l}
a + b = 1 \\
{a^3} + {b^3} = 37 \\
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a + b = 1 \\
ab = - 12 \\
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
a = 4,b = - 3 \\
a = - 3,b = 4 \\
\end{array} \right.\]
Với $a = 4,b = - 3$, ta có $x=30$

Với $a = - 3,b = 4$, ta có $x=-61$


#315642 Tình trạng đi xuống của đấu trường khẩn cấp!

Gửi bởi Nguyễn Hưng trong 10-05-2012 - 18:56

Em có ý kiến này nhưng không biết có khả quan hay không, đó là "ra đề chéo". Ví dụ trận Alpha-Beta thì đề sẽ do Gama-Delta phụ trách và ngược lại, như vậy đảm bảo tính công bằng. Ý em là Gama-Delta sẽ cho chung 1 đề, Alpha và Beta thi nhau giải (lời giải không hiện lên mà chỉ cập nhập tình hình đội nào đã giải ra câu nào, hết hạn mới hiện lên - giống kiểu đang làm ở mục Thi thử ĐH)


#312854 VMF - Đề thi thử số 6

Gửi bởi Nguyễn Hưng trong 26-04-2012 - 20:40

Bài 1b mình giải khá xấu, nhưng hiện chưa có lời giải hoàn chỉnh nên post để anh em tiện theo dõi

Ta có $A\left( {a;{a^3} - 3{a^2} + 2} \right)$

Vậy

$$\begin{array}{l}
A{B^2} = {\left( {a - 2} \right)^2} + {\left( {{a^3} - 3{a^2} + 6} \right)^2} \\
= {\left( {a - 2} \right)^2}\left( {{a^4} - 2{a^3} - 3{a^2} + 8a + 9} \right) + 4 \ge 4 \\
\end{array}$$

Dấu “=” xảy ra $ \Leftrightarrow a = 2 \Rightarrow A\left( {2, - 2} \right)$

Tất nhiên phải chứng minh ${a^4} - 2{a^3} - 3{a^2} + 8a + 9 > 0$, nhưng điều này có lẽ không khó.


#312411 Kosovo Team Selection Test 2012

Gửi bởi Nguyễn Hưng trong 24-04-2012 - 13:21

Đề có vẻ chân phương thầy nhỉ :D

Câu 3
Giả sử $a,b,c$ là độ dài ba cạnh của một tam giác và $m_a,m_b,m_c$ là độ dài các đường trung tuyến. Chứng minh rằng
$$ (m_{a}^{2} + m_{b}^{2} + m_{c}^{2}) = 3 (a^{2} + b^{2} + c^{2})$$

Câu này hiển nhiên theo công thức sách giáo khoa phổ thông Việt Nam ;))


Câu 2.

Tìm tất cả các số có ba chữ số sao cho tổng bình phương các chữ số của nó bằng $90$.

Gọi các chữ số (chưa cần kể đến thứ tự làm gì) là $a \ge b \ge c$ thì ta chặn được


\[\begin{array}{l}
1 \le c \le 5 \\
9 \ge a \ge 5 \\
\end{array}\]
Một lời giải đẹp thì em chưa nghĩ đến, nhưng trong phòng thi đơn giản có thể chia nhanh 25 trường hợp của $a, c$ như trên. Việc tính toán là cực kì đơn giản cho mỗi trường hợp nên cũng chẳng mất nhiều thời gian


#310815 Chuyên đề: Dùng phép đếm chứng minh đẳng thức tổ hợp

Gửi bởi Nguyễn Hưng trong 16-04-2012 - 11:05

Bài 9. Chứng minh rằng
$$C_n^1+2C_n^2+3C_n^3+...+nC_n^n=n.2^{n-1}$$


Tranh thủ làm nhanh mấy bài dễ để mọi người tập trung mấy bài khó ^^

Bài toán: chọn trong $n$ người một số nhân lực để bổ sung cho công ty, trong đó có 1 giám đốc

Đếm cách 1: chọn $k$ người trong $n$ người, sau đó chọn 1 giám đốc từ $k$ người, có $kC_n^k$ cách chọn
Cho $k$ từ 1 đến $n$, có $C_n^1+2C_n^2+3C_n^3+...+nC_n^n$ cách

Đếm cách 2: chọn 1 giám đốc từ $n$ người trước, sau đó mỗi người trong $n-1$ người còn lại có 2 trạng thái: được tuyển và không được tuyển, nên cách đếm này cho đáp số $n.2^{n-1}$


#310810 [ĐẤU TRƯỜNG] Trận 10: BETA - ALPHA

Gửi bởi Nguyễn Hưng trong 16-04-2012 - 10:15

Giải câu 4 của Alpha

Với $b=1$ ta thu được dãy hằng bất chấp $a$ nên hiển nhiên dãy số có giới hạn bằng 1

Chia dãy số ban đầu thành 2 dãy con vô hạn là

\[\begin{array}{l}
A = \left\{ {{u_1},{u_3},...,{u_{2n - 1}},...} \right\} \\
B = \left\{ {{u_2},{u_4},...,{u_{2n}},...} \right\} \\
\end{array}\]
Với công thức truy hồi chung là
\[{u_{n + 2}} = \frac{{\left( {b + 1} \right){u_n} + 2b}}{{2{u_n} + b + 1}}\]
Kí hiệu:

\[\begin{array}{l}
L = \lim {u_{2n - 1}} \\
l = \lim {u_{2n}} \\
\end{array}\]
Chú ý 1:
\[{u_{n + 2}} - {u_n} = \frac{{2\left( {b - u_n^2} \right)}}{{2{u_n} + b + 1}}\]
Chú ý 2:
\[{u_{n + 2}} = \frac{{b + 1}}{2} - \frac{{{{\left( {b - 1} \right)}^2}}}{{4{u_n} + 2b + 2}}\]
Bổ đề 1: nếu $x_n < \sqrt{b}$ thì $x_{n+2} < \sqrt{b}$
Thật vậy, ta có ${u_{n + 2}} = \frac{{b + 1}}{2} - \frac{{{{\left( {b - 1} \right)}^2}}}{{4{u_n} + 2b + 2}} < \frac{{b + 1}}{2} - \frac{{{{\left( {b - 1} \right)}^2}}}{{4\sqrt b + 2b + 2}} = \sqrt b $

Bổ đề 2: nếu $x_n < \sqrt{b}$ thì $x_{n+2} < \sqrt{b}$ (chứng minh tương tự bổ đề 1)

TH1: $a < \sqrt{b}$
Khi đó ta có $u_1 < \sqrt{b}$, suy ra ${u_3} = \frac{{b + 1}}{2} - \frac{{{{\left( {b - 1} \right)}^2}}}{{4a + 2b + 2}} < \frac{{b + 1}}{2} - \frac{{{{\left( {b - 1} \right)}^2}}}{{4\sqrt b + 2b + 2}} = \sqrt b $. Theo bổ đề 1 và nguyên lí quy nạp, ta suy ra dãy con trong tập $A$ bị chặn trên bởi $\sqrt{b}$ và là dãy tăng, vì ${u_{n + 2}} - {u_n} = \frac{{2\left( {b - u_n^2} \right)}}{{2{u_n} + b + 1}}>0$. Vậy dãy con trong tập $A$ có giới hạn tính bởi:
\[L = \frac{{\left( {b + 1} \right)L + 2b}}{{2L + b + 1}} \Leftrightarrow L = \sqrt b \]
* Với $b<1$, ta có
\[{u_2} = \frac{{{u_1} + b}}{{{u_1} + 1}} = 1 - \frac{{1 - b}}{{{u_1} + 1}} < \sqrt b \]
Theo bổ đề 1 và nguyên lí quy nạp ta có dãy con trong tập $B$ bị chặn trên bởi $\sqrt{b}$ và là dãy tăng, vì ${u_{n + 2}} - {u_n} = \frac{{2\left( {b - u_n^2} \right)}}{{2{u_n} + b + 1}}>0$. Vậy dãy con trong tập $B$ có giới hạn tính bởi:
\[l = \frac{{\left( {b + 1} \right)l + 2b}}{{2l + b + 1}} \Leftrightarrow l = \sqrt b \]
* Với $b>1$, ta có
\[{u_2} = \frac{{{u_1} + b}}{{{u_1} + 1}} = 1 + \frac{{b-1}}{{{u_1} + 1}} > \sqrt b \]
Theo bổ đề 2 và nguyên lí quy nạp ta có dãy con trong tập $B$ bị chặn dưới bởi $\sqrt{b}$ và là dãy giảm, vì ${u_{n + 2}} - {u_n} = \frac{{2\left( {b - u_n^2} \right)}}{{2{u_n} + b + 1}}<0$. Vậy dãy con trong tập $B$ có giới hạn tính bởi:
\[l = \frac{{\left( {b + 1} \right)l + 2b}}{{2l + b + 1}} \Leftrightarrow l = \sqrt b \]
Tóm lại, trong trường hợp 1 ta chứng minh được dãy số đã cho luôn có giới hạn là $\sqrt{b}$

TH2: $a > \sqrt{b}$
hoàn toàn tương tự trường hợp 1, ta chứng minh được dãy số đã cho luôn có giới hạn là $\sqrt{b}$

TH3: $a = \sqrt{b}$
dãy số đã cho là dãy hằng có $u_n=\sqrt{b}$ nên hiển nhiên có giới hạn là $\sqrt{b}$.

Kết luận: dãy số đã cho $(u_n)$ luôn có giới hạn. Với $b=1$ thì $\lim{u_n}=1$,, những trường hợp còn lại đều cho ta $\lim{u_n}=\sqrt{b}$


#310648 [ĐẤU TRƯỜNG] Trận 10: BETA - ALPHA

Gửi bởi Nguyễn Hưng trong 15-04-2012 - 16:00

Câu 2

Hình đã gửi


Dựng hình như hình vẽ

Ta có
\[\widehat{BEA} = {180^ \circ } - \widehat{BAE} - \widehat{EBA} = {180^ \circ } - \left( {{{180}^ \circ } - \widehat{ABC}} \right) - \frac{1}{2}\widehat{ABC} = \frac{1}{2}\widehat{ABC} = \widehat{ADF}\]
Nên $EB//DF$. Tương tự $AH//GC$
Vậy $MNPQ$ là hình bình hành.

Tam giác $ABE$ có $\widehat{BEA} = \frac{1}{2}\widehat{ABC} = \widehat{ABE}$ nên cân tại $A$, lại có $AH$ là phân giác nên $AH \bot BE$. Vậy $MNPQ$ là hình chữ nhật.

Ta có 2 tam giác $ABE$ và $CDF$ bằng nhau theo góc-cạnh-góc (vì góc $A$ bằng góc $C$; $CD=AB$; $\widehat{CDF} = \frac{1}{2}\widehat{ABC} = \widehat{ABE}$), vậy $BE=DF$ nên $ME=PD$ (cùng bằng nửa $BE$)
Lại có $ME//PD$ nên $MPDE$ là hình bình hành, suy ra $MP//ED$. Vậy $\widehat{NPM} = \widehat{FDA}$

Hình chữ nhật $MNPQ$ nội tiếp đường tròn tâm $O$ bán kính $ON$ nên $\widehat{NOM} = 2\widehat{NPM} = 2\widehat{FDA} = \widehat{ABC}$

MỘT HÌNH CHỮ NHẬT LÀ HÌNH VUÔNG KHI VÀ CHỈ KHI NÓ CÓ 2 ĐƯỜNG CHÉO VUÔNG GÓC

Vậy $MNPQ$ là hình vuông $ \Leftrightarrow \widehat{NOM} = {90^ \circ } \Leftrightarrow \widehat{ABC} = {90^ \circ } \Leftrightarrow ABCD$ là hình chữ nhật.


#310641 [ĐẤU TRƯỜNG] Trận 10: BETA - ALPHA

Gửi bởi Nguyễn Hưng trong 15-04-2012 - 15:32

Vâng, thế thì.. câu 1 ạ

Kí hiệu chữ số tận cùng bên phải của $m$ là $m \bmod 10$

Ta chứng minh \[{m^7}\bmod 10 = {\left( {m\bmod 10} \right)^7}\bmod 10\]. Thật vậy, đặt $k = m\bmod 10$, ta có
\[ \Rightarrow {m^7}\bmod 10 = {k^7}\bmod 10 = {\left( {m\bmod 10} \right)^7}\bmod 10\]

Đặt dãy ${x_i} = {a_i}\bmod 10$, ta cần tìm số hạng tổng quát của dãy $(x_i)$

Theo chứng minh trên, ta có
\[{x_{i + 1}} = a_i^7\bmod 10 = {\left( {{a_i}\bmod 10} \right)^7}\bmod 10 = x_i^7\bmod 10\]
Thử tính vài giá trị đầu theo công thức trên, ta có
\[{x_1} = 7;{x_2} = 3;{x_3} = 7;{x_4} = 3\]
Quy nạp (bước cơ sở đã xong): giả sử ${x_{2k - 1}} = 7;{x_{2k}} = 3$, ta có

\[\begin{array}{l}
{x_{2k + 1}} = x_{2k}^7\bmod 10 = 7 \\
{x_{2k + 2}} = x_{2k + 1}^7\bmod 10 = 3 \\
\end{array}\]
Theo nguyên lí quy nạp ta có

\[\left\{ \begin{array}{l}
{x_{2n - 1}} = 7 \\
{x_{2n}} = 3 \\
\end{array} \right.,\forall n \ge 1\]


#310579 [ĐẤU TRƯỜNG] Trận 10: BETA - ALPHA

Gửi bởi Nguyễn Hưng trong 15-04-2012 - 11:38

ĐỀ THI CỦA ALPHA

Câu 1 - Số học THCS
Đặt $a_1=7$. Tạo các số $a_i,i=1,2,...$ theo nguyên tắc như sau:
$$a_{k+1}=a_i^7,\forall i \geq 1$$
Biện luận theo $k$ chữ số cuối cùng của $a_k$.

Em chưa hiểu rõ lắm, có phải là $a_{k+1}=a_k^7,\forall k \geq 1$ không ạ?


#310458 Chứng minh rằng: $xyz\geq 3(x+y+z)$

Gửi bởi Nguyễn Hưng trong 14-04-2012 - 22:47

Đặt : $a=\frac{1}{x} ; b=\frac{1}{y}; c=\frac{1}{z}$ , đưa về cần chứng minh :

$ab + bc+ca \leq \frac{1}{3}$

với $a+b+c\leq 1$

Ta có :

$ab+bc+ca\leq \frac{(a+b+c)^2}{3}\leq \frac{1}{3}$

Xong , chả biết sai hay đúng nữa . . .a Phúc kiểm tra lại giúp em nha . . .^^~


Qua cách đặt ẩn phụ chưa suy ra được điều kiện $a+b+c \le 1$ vì chưa chắc $abc$ dương.


#304287 ĐỀ THI HSG LỚP 12 TPHCM NĂM HỌC 2011-2012

Gửi bởi Nguyễn Hưng trong 14-03-2012 - 22:02

Đề năm nay đã trở lại đúng tầm HSGTP, không còn những câu "HSGQG" hay "dự tuyển IMO" như năm ngoái nữa :D


#304253 VMF-Đề thi thử số 5

Gửi bởi Nguyễn Hưng trong 14-03-2012 - 20:39

Hô hô bài này mình đạo hàm, vật vã chán vì cũng chả nghĩ được cách gì hay sáng sủa cho lắm :wacko:


Bài đó Cô-si cho 3 số không âm thôi mà ;))


#303252 $$u_{n}^2u_{n+1}+2u_{n+1}=6$$

Gửi bởi Nguyễn Hưng trong 09-03-2012 - 23:14

Gọi\[s = \frac{{\sqrt[3]{{27 + \sqrt {753} }}}}{{{3^{2/3}}}} - \frac{2}{{\sqrt[3]{{3\left( {27 + \sqrt {753} } \right)}}}} \approx {\rm{1}}.{\rm{4561642461359}}0{\rm{846}}0{\rm{9748}}0{\rm{69666}}0{\rm{39397}}0{\rm{6951}}\]là nghiệm duy nhất của phương trình $s^3+2s-6=0$

Công thức truy hồi \[{u_{n + 1}} = \frac{6}{{u_n^2 + 2}} = \frac{6}{{{{\left( {\frac{6}{{u_{n - 1}^2 + 2}}} \right)}^2} + 2}} = \frac{{3{{\left( {u_{n - 1}^2 + 2} \right)}^2}}}{{u_{n - 1}^4 + 4u_{n - 1}^2 + 22}}\]
Ta chia dãy ban đầu thành 2 dãy chẵn lẻ
Xét hiệu \[{u_{n + 1}} - {u_{n - 1}} = - \frac{{\left( {{u_{n - 1}} - 1} \right)\left( {{u_{n - 1}} - 2} \right)\left( {u_{n - 1}^3 + 2{u_{n - 1}} - 6} \right)}}{{u_{n - 1}^4 + 4u_{n - 1}^2 + 22}}\]
Nhận xét: $a$ âm hay dương không ảnh hưởng đến tính chất của dãy số (vì sao - bạn thử lí giải nhé). Vậy giả sử luôn $a \ge 0$
Đến đây ta biện luận tất cả các giá trị có thể có của $a$:
Với $a \le 1$, 2 dãy chẵn lẻ lần lượt là dãy tăng có $lim=1$ và dãy giảm có $lim=2$ nên dãy $(u_n)$ không có giới hạn
Với $s > a > 1$, 2 dãy chẵn lẻ lần lượt là dãy không tăng có $lim=1$ và dãy không giảm có $lim=2$ nên dãy $(u_n)$ không có giới hạn
Với $a \ge 1$, 2 dãy chẵn lẻ lần lượt là dãy không tăng có $lim=2$ và dãy không giảm có $lim=1$ nên dãy $(u_n)$ không có giới hạn
Với $s < a <2$, 2 dãy chẵn lẻ lần lượt là dãy không giảm có $lim=2$ và dãy không tăng có $lim=1$ nên dãy $(u_n)$ không có giới hạn
Với $a=s$, dãy $(u_n)$ là dãy hằng và hiển nhiên có giới hạn.

Vậy các giá trị $a$ thỏa yêu cầu đề bài là $a= \pm s$


#300400 [ĐẤU TRƯỜNG] Trận 7: GAMMA - BETA

Gửi bởi Nguyễn Hưng trong 21-02-2012 - 22:15

Nguyễn Hưng đội BETA giải bài 6 của GAMA

Bổ đề: Cho a, m là các số nguyên dương thỏa mãn $(a, m)=1$. Gọi $A$ là tập các số nguyên dương $k$ thỏa mãn ${a^k} \equiv 1 \; \; (mod \; m)$. Rõ ràng, $A \ne \emptyset $ (theo định lí Euler). Theo nguyên lí sắp xếp thứ tự tốt thì $A$ có 1 phần tử nhỏ nhất (gọi là $d$). Kí hiệu $d=ord_m(a)$. Khi đó ta có định lí: $\forall x \in A;x \vdots or{d_m}\left( a \right)$.

* Trường hợp 1: $(b,c)=1$. Đặt d=$b^a+c^a$.
Vì $(b,c)=1$ nên $(b,d)=(c,d)=1$. Vậy tồn tại $m$ nguyên dương sao cho $c.m \equiv 1 \; \; (mod \; d)$ ($m$ là nghịch đảo của $c$ theo module $d$)

Đặt $e=bm$, có $(e,d)=1$. Từ cách xây dựng $e$, suy ra ${e^a} + 1 \vdots d$

Mà ta có ${e^{or{d_d}\left( e \right)}} \equiv 1\left( {\bmod d} \right) \Rightarrow {\left( {bm} \right)^{or{d_d}\left( e \right)}} \equiv 1\left( {\bmod d} \right)$
$ \Rightarrow {b^{or{d_d}\left( e \right)}} \equiv {c^{or{d_d}\left( e \right)}}\left( {\bmod d} \right)$
$ \Rightarrow {b^{or{d_d}\left( e \right)}} - {c^{or{d_d}\left( e \right)}} \vdots d \Rightarrow d \le \left| {{b^{or{d_d}\left( e \right)}} - {c^{or{d_d}\left( e \right)}}} \right| < {b^{or{d_d}\left( e \right)}} + {c^{or{d_d}\left( e \right)}}$
(vì $b \ne c$)
Do $d=b^a+c^a$ nên từ bất đẳng thức trên suy ra $ord_d(e)>a$ (*)

Ta có $d = {b^a} + {c^a} \Rightarrow {b^a} \equiv - {c^a}\left( {\bmod d} \right) \Rightarrow {b^{2a}} \equiv {c^{2a}}\left( {\bmod d} \right)$
$ \Rightarrow {\left( {bm} \right)^{2a}} \equiv {\left( {cm} \right)^{2a}}\left( {\bmod d} \right) \Rightarrow {e^{2a}} \equiv 1\left( {\bmod d} \right)$
Theo bổ đề thì ta có $ord_d(e)|2a$ (**)

Từ (*) và (**) suy ra ord_d(e)=2a

Theo định lí Euler thì ${e^{\varphi (d)}} = {e^{\varphi ({b^a} + {c^a})}} \equiv 1\left( {\bmod d} \right)$

Lại theo bổ đề ta suy ra được $2a|{\varphi ({b^a} + {c^a})}$.

* Trường hợp 2: $(b,c)=x \ne 1$. Khi đó $\left( {\frac{b}{x},\frac{c}{x}} \right) = 1$

Theo kết quả từ TH1 thì:
\[2a|\varphi \left( {{{\left( {\frac{b}{x}} \right)}^a} + {{\left( {\frac{c}{x}} \right)}^a}} \right) \Rightarrow 2a|\varphi \left( {{x^a}} \right)\varphi \left( {{{\left( {\frac{b}{x}} \right)}^a} + {{\left( {\frac{c}{x}} \right)}^a}} \right)\]
Mà $\varphi $ là hàm nhân tính nên từ trên suy ra $2a|\varphi ({b^a} + {c^a})$

Từ hai trường hợp trên ta có đpcm.
________________________________________________
@Trọng tài: Đây cũng là một lời giải tốt và đầy đủ!