Đến nội dung

Lê Xuân Trường Giang

Lê Xuân Trường Giang

Đăng ký: 15-10-2010
Offline Đăng nhập: 08-06-2012 - 22:10
***--

#277862 THÔNG BÁO TUYỂN ĐHV THCS, TOÁN CAO CẤP VÀ OLYMPIC

Gửi bởi Lê Xuân Trường Giang trong 05-10-2011 - 09:20

Mấy dạo trước phải học quân sự or chính trị..mệt!
Hôm nay đăng ký xem có được không.
Hiện tại em đang là Sv học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nên em xin đăng ký Toán cao cấp chương trình ĐH.
Nickname:gacona2
Tên:Lê Xuân Trường Giang
Sinh:20-08-1993
Nghề:Sinh viên


#263256 Góp ý cho VMF về việc cảnh cáo và ban nick các thành viên

Gửi bởi Lê Xuân Trường Giang trong 02-06-2011 - 20:58

Điều hành viên cũng vi phạm...
Nếu thành viên nào đang online bằng một phương tiện khác ví dụ như điện thoại... Hoặc máy bị trục trặc mà không thể gõ dấu vào trong bài viết được
thì có thể viết giải thích vào phía dưới bài viết và có thể sửa sau.

Nói chung thì vấn đề này nên xem xét dài dài em à, đâu phải 1 ngày 2 ngày, đâu phải nói ban nick là làm ngay được.
Anh thấy ai vào diễn đàn mình cũng muốn trau dồi thêm kiến thức về toán, giao lưu giữa những bạn trong ban tự nhiên. Tự đặt ra câu hỏi nếu em là họ những người mới vào diễn đàn em chắc cũng từng gõ không dấu, không đúng latex chứ. Và như anh đây em hãy xem những bài viết đầu của anh xem có đúng " nội quy diễn đàn " không ? Như Mod : E. Galois mới hôm trước trong box: ngày này năm xưa cũng đã viết không đúng theo những gì đề ra. Xin khẳng định rằng "thầy" E. Galois là một người rất gương mẫu, và lỗi đó không phải là từ "thầy" mà chắc vì một lý do ngoại lệ. Vì vậy theo anh :

Quyết liệt xóa những nick vào để quảng cáo không lành mạnh.

Các ĐHV, Mod hãy tích cực chỉnh sửa, nhắc nhở các bài không đúng quy định. Nếu có trường hợp sau khi nhắc vẫn tái phạm thì xóa các bài viết rồi mới đến xóa nick.



Tuy văn kém nhưng đó là những lời thật lòng muốn VMF đi lên của tôi.


Thân !


#263128 Chuyên đề 4:Hình học mặt phẳng, Hình giải tích.

Gửi bởi Lê Xuân Trường Giang trong 01-06-2011 - 20:32

Xin ủng hộ 2 câu Hình phẳng Oxy khá khó:

1) Cho điểm $A(3;0)$ và đường tròn $(C ): (x+3)^2+y^2=100$. Tìm quỹ tích tâm của đường tròn $(C' )$ luôn đi qua $A$ và tiếp xúc $(C )$.

2) Viết Phương trình đường tròn $(C' )$ đi qua gốc tọa độ và cắt đường tròn $ (C ) : (x-2)^2+(y+3)^2=25$ theo một dây cung có độ dài bằng $8$

Các bạn không nên phân biệt như vậy đây là topic do tôi và truclamyentu quản lý nhưng cũng là tài sản chung nên ai có bài hay thì cứ post thoải mái không nên chờ 1 ai đó post. Rất đáng khen hành động của bạn BacBaPhi

Câu 1:$O\left( { 3;0} \right)$ là tâm của đường tròn $\left( C \right)$
Gọi pt đường tròn qua $A(3;0)$ có dạng $\left( {C'} \right):{x^2} - 2ax + {y^2} - 2by = -9 + 6a$. Với tâm $I'(a;b)$.
Bán kính hai đường tròn lần lượt là $R = 10;R' = \sqrt {-9 + 6a} $.
Ta có $R + R' = \left| {\overrightarrow {OI'} } \right| \Leftrightarrow 10 + \sqrt {-9 + 6a} = \sqrt {{{\left( {a + 3} \right)}^2} + {b^2}} $.
Đến đây có thể kết luận chưa nhỉ ? :-? :-?



Nhân tiện đây nhắc nhở các bài viết quá ngắn sẽ bị xóa, thành viên viết những bài đó sẽ đưa vào danh sách sổ Đen.
Bài của anhtuan DQH có vấn đề mong em xem lại .
Thân !


#262996 Chuyên đề 4:Hình học mặt phẳng, Hình giải tích.

Gửi bởi Lê Xuân Trường Giang trong 31-05-2011 - 21:31

Chỉ còn vẻn vẹn 1 tháng nữa là các sỹ tử bước vào cuộc thi quan trọng nhất của cuộc đời. Chúng ta đã có 3 chuyên đề về ĐH và đây tôi xin giới thiệu Chuyên đề do tôi: Lê Xuân Trường Giang truclamyentu quản lý.


HÌNH HỌC MẶT PHẲNG - HÌNH GIẢI TÍCH


Trước hết tôi xin post mấy bài mở đầu :

Bài 1: Cho $(d) : x-y=0,M(2;1)$ .Viết pt đường thẳng cắt trục hoành tại $A$, cắt $(d)$ tại $B$ sao cho tam giác $AMB$ vuông cân tại $M$

Bài 2:Cho đường tròn $\left( C \right):{\left( {x - 4} \right)^2} + {y^2} = 25$ và $M(1;-1)$ . Viết pt đường thẳng qua $M$ cắt $\left( C \right)$ tại 2 điểm phân biệt $A;B$ sao cho $MA=3MB$.

Thân !


#262964 Làm đúng bài này đảm bảo đại học hóa > 8

Gửi bởi Lê Xuân Trường Giang trong 31-05-2011 - 20:10

Trời ơi vậy là con đã đươc trên 8 điểm thi Đh thật sao ?
Thôi con lấy 8 thui à.

Qua tổng số mol khí và tỉ khối so với $H_{2}$ là 18 thì ta có ${n_{{N_2}}} = {n_{{N_2}O}} = 0,03\left( {mol} \right)$
Vậy
$\begin{array}{l}\sum {{e_{Nhuong}}} = 3.{n_{Al}} = 3.\dfrac{{12,42}}{{27}} = 1,38\left( {mol} \right)\\\sum {{e_{Nhan}}} = 10{n_{{N_2}}} + 8{n_{{N_2}O}} = 18.0,03 = 0,54\left( {mol} \right)\end{array}$
ta thấy $\sum {{e_{Nhuong}}} > \sum {{e_{Nhan}}} $ nên sinh ra muối $N{H_4}N{O_3}$.
${n_{N{H_4}N{O_3}}} = \dfrac{{\sum {{e_{Nhuong}}} - \sum {{e_{Nhan}}} }}{8} = \dfrac{{1,38 - 0,54}}{8} = 0,105\left( {mol} \right)$
Vậy muối là $N{H_4}N{O_3},Al{\left( {N{O_3}} \right)_3}$
$\sum {{m_{Muoi}}} = {m_{N{H_4}N{O_3}}} + {m_{Al{{\left( {N{O_3}} \right)}_3}}} = 0,105.80 + \dfrac{{12,42}}{{27}}.213 = 106,38\left( g \right)$.

Bài này là dùng theo cách tự luận ở đây chứ vào phòng thi không cần nháp bấm máy tính là ra.


#262812 Chuyên đề : Lượng giác THPT

Gửi bởi Lê Xuân Trường Giang trong 30-05-2011 - 21:28

TOPIC LƯỢNG GIÁC THPT

Lượng giác là một vấn đề tương đối khó trong chương trình THPT . Tuy học lượng giác chỉ vẻn vẹn một số loại công thức nhưng việc vận dụng nó vào bài tập quả là không dễ một chút nào . Trên VMF , mình thấy đã có Topic về BĐT của walluni , phương trình , hệ phương trình của truclamyentu , vì vậy mình lập topic về lượng giác này để mọi người cùng thảo luận , đưa ra những ý kiến của mình , cũng như những phương pháp mới , hay về lượng giác .
Về quy định gửi bài , củng tương tự như 2 topic trên : không spam , không chém gió ; bài viết rõ ràng , có thể nêu lời giải tóm tắt cũng được . Còn các bài viết vi phạm thì mong các Điều hành viên xử lý .
Mình xin mở đầu bằng 2 bài sau : ( 1 khó , 1 dễ )

Bài 1:$\ 10sin2x +5cos2x-16sinx-28cosx+21=0 $

Bài 2:$\ sin(x+ \dfrac{ \pi }{4} ) sin^3 {3x}+cos(3x+ \dfrac{ \pi }{4} )cos^3x=0 $

Bất lực ngay câu thứ 2 mới có thế này :
$\begin{array}{l}sin(x + \dfrac{\pi }{4})si{n^3}3x + cos(3x + \dfrac{\pi }{4})co{s^3}x = 0\\ \Leftrightarrow \left( {\sin x + \cos x} \right){\sin ^3}3x + \left( {\cos 3x - \sin 3x} \right){\cos ^3}x = 0\\ \Leftrightarrow \left( {\sin x + \cos x} \right){\sin ^3}3x + \left( {4\left( {{{\cos }^3}x + {{\sin }^3}x} \right) - 3\left( {\sin x + \cos x} \right)} \right){\cos ^3}x = 0\\
\Leftrightarrow \left( {\sin x + \cos x} \right)\left[ {{{\sin }^3}3x + {{\cos }^3}x\left[ {4\left( {1 - \sin x\cos x} \right) - 3} \right]} \right] = 0\end{array}$


#262517 Chuyên đề 3 : Câu hỏi phụ trong bài toán khảo sát.

Gửi bởi Lê Xuân Trường Giang trong 28-05-2011 - 21:59

CHECKMATE! Đọc bài giải thì thấy easy thật.Cám ơn!
MÌnh xin ủng hộ 1 câu:

Cho hs: $y=x^3-(m+3)x^2+3mx-2m$. Tìm tất cả các giá trị tham số $m$ để ĐTHS cắt đường thẳng (d): $y=-2x$ tại 3 điểm phân biệt
có hoành độ lập thành 1 cấp số cộng.

Để thỏa mãn DTHS cắt trục hoành tại 3 điểm phân biệt thì pt :$x^3-(m+3)x^2+3mx-2m=-2x$ phải có 3 nghiệm phân biệt .
Có pt $ \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} - \left( {m + 2} \right)x + 2m} \right) = 0$.
Nhận xét pt đã có nghiệm cố định nên để thỏa mãn đề bài thì pt ${{x^2} - \left( {m + 2} \right)x + 2m}=0$ phải có 2 nghiệm phân biệt khác $1$ : $ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta > 0\\f\left( 1 \right) \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 2\\m \ne 1\end{array} \right.$
Cứ làm tiếp :$ \left\{ \begin{array}{l}{x_1} = m\\{x_2} = 2\end{array} \right.$
Đến đây thì ...dễ
Đã biết 3 phần tử của csc là $1;2;m$ ( nhớ đây không phải là thứ tự mà cần xét TH nữa ) có thể ra chứ.


#262515 Chuyên đề 3 : Câu hỏi phụ trong bài toán khảo sát.

Gửi bởi Lê Xuân Trường Giang trong 28-05-2011 - 21:45

câu 4 / A,B là 2 điểm thuộc 2 nhánh của đồ thị :

$y = \dfrac{{x + 1}}{{x + 2}}$

tìm min (AB)

p/s : bài toán ngắn gọn , giải nó phải dùng một kĩ thuật đặt được ứng dụng khá nhiều

Nói chung bài này hướng như thế này $I(-2;1)$ là giao của 2 tiệm cận

Muốn khoảng cách $AB$ nhỏ nhất thì $A,B$ đối xứng nhau qua $I(-2;1)$.
Gọi $A\left( {a;\dfrac{{a + 1}}{{a + 2}}} \right)$ thì điểm $B\left( { - 4 - a;\dfrac{{a + 3}}{{a + 2}}} \right)$.
Chắc đến đây thì tính được $AB$ nhỏ nhất.


#262379 2 bài toán hay

Gửi bởi Lê Xuân Trường Giang trong 27-05-2011 - 23:50

mấy bạn giúp dùm mình 2 bài này:
1/ Tìm tọa độ 2 điểm A ,B thuộc 2 nhánh khác nhau của đồ thị y= (3x-1)/(x-1) sao cho tam giác ABC vuông tại A(2;1)
2/ Câu tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số y trong Đề thi thử Toán Học Tuổi Trẻ số 8 (tháng 5/2011)
link : http://www.vnmath.co...n-hoc-tuoi.html
mình thắc mắc khúc đặt t ,tại sao chưa biết t>0 mà đã dùm cosi rồi ?
mình 0 biết gõ các kí hiệu toán học nên 0 ghi ra dc , mấy bạn thông cảm . Thanks

Bài này mình cũng đã từng ra trong topic mới lập nhưng có vẻ mọi người không quan tâm đến ĐH:

Gọi $B(b; \dfrac{3b-1}{b-1})$ với $b<1$ và $C(c; \dfrac{3c-1}{c-1})$ với $a>1$

Đây là điều kiện để 2 điểm thuộc 2 nhánh đồ thị .

Gọi $H,K$ lần lượt là hình chiếu của $C$ và $B$ trên đường thẳng $y=1$

Nên $H(c;1)$ và $K(b;1)$

Xét 2 tam giác $AHC$ và $BKA$ bằng nhau nên $AH=BK$ và $CH=AK$

$ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\left( {c - 2} \right)^2} = \dfrac{{4{b^2}}}{{{{\left( {b - 1} \right)}^2}}}\\\dfrac{{4{c^2}}}{{{{\left( {c - 1} \right)}^2}}} = {\left( {b - 2} \right)^2}\end{array} \right.$ đến đây thì tìm được tọa độ $B,C$ rồi đó.


#262061 Chuyên đề 3 : Câu hỏi phụ trong bài toán khảo sát.

Gửi bởi Lê Xuân Trường Giang trong 25-05-2011 - 11:47

Chào các bạn ; ai trong chúng ta cũng biết : Thi ĐH là ước mơ của rất nhiều người . Do đó ; nhằm giúp VMF trở nên gần gũi với nhiều người hơn ; đáp ứng được những tâm tư ; nguyên vọng của người học Toán . Supermember xin mở màn cho những chuyên đề ôn thi ĐH ; mục đích là để giúp các bạn có những cách nhìn bài bản ; quy củ khi tiếp xúc với 1 bài Toán . Tránh kiểu làm tràn lan ; đụng bài nào giải bài đó . "Thầy giải mẫu cho 10 bài thì làm lại được 9 bài" - trích lời thầy Nam Dũng . Sau đây ; xin giới thiệu về chuyên đề thứ nhất :
Trong kì thi ĐH các năm gần đây ; bài Toán đại số ; với sự tham gia của các tham số luôn là những bài Toán được xếp vào dạng " để phân loại " . Tuy nhiên ; do sự đa dạng của nó ; và cũng do không nhiều tài liệu đề cập đến nên cả giáo viên hướng dẫn và học sinh đều học 1 cách không mấy quy củ ; không mấy tập trung

.
Đây là lời nói của anh suppemember và để tiếp bước đó tôi lập ra topic này để chúng ta cùng thảo luận về các dạng bài toán luôn luôn có mặt trong các kỳ thi ĐH đó là " Câu hỏi phụ trong bài toán khảo sát ".
Trong các web toán khác tôi thấy đây là một chủ đề rất "hot" đối với các bạn THPT không phải vì thấy họ nên học đòi mà tôi thấy cần thiết để chúng ta có hành trang vững vàng khi bước vào kỳ thi phải nói là quan trọng nhất.
Và tôi xin mở đầu bằng 2 bài :

Bài 1 : Cho $(O)$ : $y= \dfrac{3x-1}{x-1} $. Tìm 2 điểm $B,C$ thuộc 2 nhánh khác nhau của đồ thị $(O)$ sao cho $\Delta ABC$ vuông cân tại $A$.

Bài 2: Cho $(O) $ : $ \dfrac{2x+1}{x-2}$. Tìm 2 điểm $M,N$ trên $(O)$ sao cho các tiếp tuyến tại $M;N$ song song với nhau và có khoảng cách lớn nhất.



Thân!


#261491 Chuyên đề 1 - Bài Toán Đại số với tham số .

Gửi bởi Lê Xuân Trường Giang trong 20-05-2011 - 15:34

Bài 3:Tìm $m$ để pt : ${4^{{x^2} - 2x + 2}} - m{.2^{x^2 - 2x + 3}} + 3m - 2 = 0$

có 4 nghiệm thỏa : ${x_1} < - 1 < {x_2} < 1 < {x_3} < 2 < {x_4}$

Câu này :
Đặt $X = {2^{{x^2} - 2x + 2}}$
pt $ \Leftrightarrow {X^2} - 2mX + 3m - 2 = 0$ :D
pt ban đầu có 4 nghiệm ${x_1} < {x_2} < {x_3} < {x_4}$ khi ^_^ có 2 nghiệm thỏa $2 < {X_1} < {X_2}$
Mặt khác $\left\{ \begin{array}{l}1 < {x_3} < 2 < {x_4} \Leftrightarrow 2 < {X_1} < 4 < {X_2}\\{x_1} < - 1 < {x_2} < 1 \Leftrightarrow 2 < {X_1} < 32 < {X_2}\end{array} \right.$
$ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_1} < - 1 < {x_2} < 1 < {x_3} < 2 < {x_4}\\2 < {X_1} < 4 < 32 < {X_2}\end{array} \right.$
$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}f\left( 4 \right) < 0\\f\left( {32} \right) < 0\\f\left( 2 \right) > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 5m + 14 < 0\\ - 61m + 1022 < 0\\ - m + 2 > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow VN$
Đơn giản là không tồn tại $m$ thỏa mãn.


#261394 Chuyên đề 1 - Bài Toán Đại số với tham số .

Gửi bởi Lê Xuân Trường Giang trong 19-05-2011 - 16:32

Gửi đề góp vui, ý kiến này hay lém em thích :
Bài 1:.Tìm $m$ để pt sau có nghiệm duy nhất : ${\log _3}\left( {{x^2} + 4ax} \right) + {\log _{\dfrac{1}{3}}}\left( {2x - 2a - 1} \right) = 0$

Bài 2:Tìm $m$ để pt có 2 nghiệm phân biệt : ${\log _{{x^2} - 2x}}\left( {4x - m} \right) = 1$

Bài 3:Tìm $m$ để pt : ${4^{{x^2} - 2x + 2}} - m{.2^{x^2 - 2x + 3}} + 3m - 2 = 0$

có 4 nghiệm thỏa : ${x_1} < - 1 < {x_2} < 1 < {x_3} < 2 < {x_4}$

bài 4: (có pt dạng tổng quát cần nêu ra)
Tìm $m$ để pt có nghiệm : $\sqrt[{90}]{{{{\left( {1 - x} \right)}^2}}} + m\sqrt[{90}]{{1 - {x^2}}} + \left( {m + \dfrac{5}{4}} \right)\sqrt[{90}]{{{{\left( {1 + x} \right)}^2}}} = 0$
Theo e nghĩ đề thi ĐH sẽ không khó nhưng cần phải kiên trì, chính xác. Và những bài trên là những ví dụ như vậy.
Anh suppermember ơi sắp thi ĐH rồi chúng ta cần xúc tiến nhanh để có được nhiều chuyên đề.
Thân!

P/s: Mong mọi người thông cảm bài 4 mình đã sửa lại đề .


#261383 Chuyên đề 1 - Bài Toán Đại số với tham số .

Gửi bởi Lê Xuân Trường Giang trong 19-05-2011 - 15:08

Vì đây là topic rất bổ ích cho việc học mà lại có trong các đề thi sẵn nên ý thức được đặt lên hàng đầu.
Ý tôi là không xem đáp án trước post lên.
Xin phép a cho em chém 1 bài :
VD 1:$3\sqrt {x - 1} + m\sqrt {x + 1} = \sqrt[4]{{{x^2} - 1}}$

ĐK :$x \ge 1$
$$ \Rightarrow m = \dfrac{{\sqrt[4]{{{x^2} - 1}} - 3\sqrt {x - 1} }}{{\sqrt {x + 1} }} = \sqrt[4]{{\dfrac{{x - 1}}{{x + 1}}}} - 3\sqrt {\dfrac{{x - 1}}{{x + 1}}} $$

Xét hàm số : $\begin{array}{l}f\left( t \right) = t - 3{t^2}\left( {1 > t \ge 0} \right)\\f'\left( t \right) = 1 - 6t \Rightarrow f'\left( t \right) = 0 \Leftrightarrow t = \dfrac{1}{6}\end{array}$

Kẻ bảng biến thiên với $m$ thỏa mãn ${\left[ {f\left( t \right)} \right]_{\min }} \le m\le{\left[ {f\left( t \right)} \right]_{m{\rm{ax}}}}$ thì phương trình có nghiệm thực.

Không biết có đúng không a xem lại e cái nha.


#260060 lim khó ( dãy số )

Gửi bởi Lê Xuân Trường Giang trong 04-05-2011 - 21:53

1) mình sắp thi học kì rồi, mong các bạn giúp đỡ
tìm lim $u_{n}$ với $u_{n}$ = $\dfrac{1}{1.2} + \dfrac{1}{2.3} +\dfrac{1}{3.4} + ... + \dfrac{1}{n(n+1)}$

Sau đây là số hạng tổng quát $\dfrac{1}{{n\left( {n + 1} \right)}} = \dfrac{1}{n} - \dfrac{1}{{n + 1}}$
$\begin{array}{l} \Rightarrow {U_n} = \dfrac{1}{{1.2}} + \dfrac{1}{{2.3}} + \dfrac{1}{{3.4}} + ... + \dfrac{1}{{n\left( {n + 1} \right)}}\\{U_n} = 1 - \dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{2} - \dfrac{1}{3} + \dfrac{1}{3} - ..... +\dfrac{1}{{n - 1}} - \dfrac{1}{n} + \dfrac{1}{n} - \dfrac{1}{{n + 1}} = 1 - \dfrac{1}{{n + 1}}\\ \Rightarrow Li{m_{{U_n}}} = 1\end{array}$


#259522 $6 : 2 (1 + 2) = ?$

Gửi bởi Lê Xuân Trường Giang trong 30-04-2011 - 12:16

Một bài toán rất đơn giản nhưng hình như làm náo loạn khắp nơi lên ;) Tặng mọi người tính thử hahaha. Em ra 9 :delta
$6 : 2 (1 + 2) = ?$
Mọi người giải trí (đừng cãi nhau nha :delta)

Anh nghĩ sinh ra cái máy tính (Casio) thì nó sẽ làm 1 cách đúng đắn
Anh sử dụng $fx-570MS$ thì kết quả là $1$. Nếu máy tính sai thì pó tay.Chuyến này thì học sinh bỏ ngay không được dùng máy tính nữa....Vì nó không chính xác mà. Hicc