Đến nội dung

hxthanh

hxthanh

Đăng ký: 30-10-2010
Offline Đăng nhập: Riêng tư
****-

#744246 $\lim_{x \to 0^+}x^2\sum_{j=1}^{...

Gửi bởi hxthanh trong 19-03-2024 - 13:18

$\left\lfloor \dfrac 1x\right\rfloor =n\Rightarrow \substack{\displaystyle{x^2} \\ x\to 0^+}\sim \substack{\dfrac 1{n^2}\\ n\to +\infty}$
$\lim\limits_{x\to 0^+} x^2\sum_{k=1}^{\left\lfloor\frac 1x\right\rfloor} k=\lim\limits_{n\to \infty} \dfrac{1}{n^2} \sum_{k=1}^n k= \lim\limits_{n\to \infty} \dfrac{1}{n^2}\cdot\dfrac{n(n+1)}{2}=\dfrac 12$


#744227 Chia $6n$ viên bi vào $4$ hộp

Gửi bởi hxthanh trong 18-03-2024 - 16:45

Có bốn chiếc hộp được viết lên các số theo thứ tự là $1,2,3,6$. Bạn Nobodyv3 muốn chia toàn bộ $6n$ viên bi giống nhau vào các hộp trên sao cho số lượng bi trong mỗi hộp là bội của số được viết lên chúng. Bạn hãy tính xem bạn Nobodyv3 có tất cả bao nhiêu cách chia?


#744210 Tính $\sum_{i=1}^{p-1}\left [ \frac{i^2}{p} \right ]...

Gửi bởi hxthanh trong 17-03-2024 - 19:33

Bạn có thể xem ở đây Bài 2.19
Bên cạnh đó bạn có thể áp dụng Định lý 4 để làm bài số 1, nhé!


#744161 Có bao nhiêu số tự nhiên có tám chữ số đôi một khác nhau, không chứa số 0 và...

Gửi bởi hxthanh trong 14-03-2024 - 23:58

Bài này cần phân tích kỹ hơn về con số $11\times 101=1111$
Bấm máy thì ra kết quả là $\boxed{\mathbf{384}}$
DB4B157F-AF65-4FCC-BFC3-01CA1322EA32.jpeg


#744142 Chọn ngẫu nhiên 5 số nguyên dương khác nhau không vượt quá 30. Tính xác suất...

Gửi bởi hxthanh trong 14-03-2024 - 06:21

$C=\{2,4,…,30\}$
$L=\{1,3,…,29\}$
Chia hai trường hợp: 1 lẻ 4 chẵn, 2 lẻ 3 chẵn rồi cộng lại nhân 2 (2 trường hợp còn lại đối xứng)


#744141 Lớp 12A có 30 học sinh được đánh số thứ tự từ 1 đến 30. Cô giáo phát phiếu đă...

Gửi bởi hxthanh trong 14-03-2024 - 06:07

Nếu bạn đầu tiên chọn không tham gia thì có $S_{n-1}$ cách chọn cho $(n-1)$ bạn còn lại. Nếu bạn đầu tiên tham gia thì bạn thứ hai không thể tham gia, nên có $S_{n-2}$ cách chọn cho $(n-2)$ bạn còn lại.
Như vậy: $S_n=S_{n-1}+S_{n-2}$ với $S_1=2,S_2=3$ Thì $S_n=F_{n+2}$
Đáp án là $\frac{F_{32}}{2^{30}}$ (Dãy Fibonacci)


#744140 Có 6 học sinh với số thứ tự là 1, 2, 3, 4, 5, 6

Gửi bởi hxthanh trong 14-03-2024 - 05:02

Áp dụng quy tắc bù trừ, số hv không cố định là
$S_6=\sum_{k=0}^6 (-1)^k\mathcal{C}_n^k(n-k)!=\left\lfloor\dfrac{6!+1}{e}\right\rfloor=265$
Xác suất $\frac{265}{720}\approx e^{-1}$


#744082 Chia $25$ cái kẹo cho $4$ bạn…

Gửi bởi hxthanh trong 10-03-2024 - 23:19

Chia $n$ cái kẹo cho $4$ bạn, biết rằng:
- số kẹo mỗi bạn nhận được là khác nhau, có thể có bạn không có cái kẹo nào.
- Tổng số kẹo của bạn được ít nhất và bạn nhiều nhất không nhiều hơn tổng số kẹo của hai bạn còn lại.
1. Hỏi có bao nhiêu cách chia thoả mãn cả hai điều kiện trên?
2. Giải bài toán trên với $n=25$


#744075 Gieo 1 con xúc xắc 10 lần. Các số xuất hiện tạo thành dãy số, hỏi có bao nhiê...

Gửi bởi hxthanh trong 10-03-2024 - 19:53

Gieo 1 con xúc xắc 10 lần. Các số xuất hiện tạo thành dãy số, hỏi có bao nhiêu dãy số tăng không nghiêm ngặt?

Trả lời cho câu hỏi này là số nghiệm
$\left\|1\le x_1\le x_2\le…\le x_{10}\le 6\right\|$
$\Leftrightarrow \left\|1\le x_1<(x_2+1)<…<(x_{10}+9)\le 15\right\|={15\choose 10}$
Còn tung đến khi dãy giảm thì dừng và không quá 10 lần, lúc đó sẽ khác!


#744054 Tính xác suất để các mặt của 6 con xúc xắc tung lần hai giống như các mặt của...

Gửi bởi hxthanh trong 09-03-2024 - 13:45

Tung 6 con xúc xắc 2 lần. Hỏi xác suất để các mặt của 6 con xúc xắc tung lần hai giống như khi tung lần thứ nhất?

Bài này nghe tưởng đơn giản mà khó nhỉ?
Kiểu như 126311 cũng giống 611321 vậy
Cases work thì không sáng suốt cho lắm
Hóng lời giải của em!


#744043 Gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc đồng chất $m$ lần. Tính xác suất để...

Gửi bởi hxthanh trong 08-03-2024 - 20:07

Lời giải không thỏa đáng lắm, nhưng cứ post lên :=).
Trước hết, để áp dụng vào bài toán, em xin trình bày sơ lược về hàm sinh moment (MGF):
Hàm sinh moment (MGF) của một biến ngẫu nhiên $X$ là giá trị kỳ vọng của hàm $e^{tX}$.
$$M_X(t)=E[e^{tX}]$$
Xét phép thử tung con xúc xắc m lần, gọi $X_i$ là số xuất hiện ở lần tung thứ i với $i=1,2,...,m$ thì hàm phân phối XS của mỗi $X_i$ là :
$f(x)=\left\{\begin{matrix}
\displaystyle \frac{1}{6}&x=1,2,...,6 \\
0 & \text{ngược lại }
\end{matrix}\right.$
và có mgf là :
$$M_{X_i}(t)=E(e^{tX_i})=\frac{1}{6}\left ( e^t+e^{2t}+...+e^{6t} \right ) $$
Vì các biến ngẫu nhiên $X_1,X_2,...,X_m$ là độc lập nên mgf của tổng n là :
$$M_{n}(t)=E[e^{tX}]=E[e^{t(X_1+X_2+...+X_m)}]=\prod_{i=1}^{m}E[e^{tX_i}]= \prod_{i=1}^{m}\left [ \frac{1}{6}\left ( e^t+e^{2t}+...+e^{6t} \right ) \right ]=\boldsymbol {\frac{1}{6^m}\left ( e^t+e^{2t}+...+e^{6t} \right )^m}\text{ (1)} $$
Thử vài giá trị vào $(1)$:
$$\begin {align*}
m=3,\, n=12:\\
M_{12}(t)&=\frac {1}{216}\bigg ( e^{3t}+3e^{4t}+6e^{5t}+10e^{6t}+15e^{7t}\\&+21e^{8t}+ 25e^{9t}+27e^{10t}+27e^{11t}+\boldsymbol {25e^{12t}}\\&+21e^{13t}+15e^{14t}
+10e^{15t}+6e^{16t}+ 3e^{17t}+e^{18t} \bigg )
\end{align*}$$
$\Rightarrow $ XS là $\boldsymbol {\frac {25}{216}}$

$$\begin {align*}
m=5,\, n=12:\\
M_{12}(t)&=\frac {1}{7776}\bigg ( e^{5t}+5e^{6t}+ 15e^{7t}+35e^{8t}+70e^{9t}+126e^{10t}\\
&+205e^{11t}+\boldsymbol {305e^{12t}}+420e^{13t}+540e^{14t}+651e^{15t}+735e^{16t}\\
&+ 780e^{17t}+780e^{18t}+ 735e^{19t}+651e^{20t}+ 540e^{21t}+420e^{22t}\\
&+ 305e^{23t}+205e^{24t}+ 126e^{25t}+70e^{26t}+35e^{27t}+15e^{28t}+ 5e^{29t}+e^{30t} \bigg )
\end {align*}$$
$\Rightarrow $ XS là $\boldsymbol {\frac {305}{7776}}$
...vv....

Cảm ơn em đã giới thiệu về kiến thức này! Like!
Thực chất bài này cũng không có gì ghê gớm. Bỏ qua phần không gian mẫu thì chỉ là bài toán chia kẹo Euler có thêm điều kiện.
\begin{cases} 1\le x_i \le 6\\ x_1+x_2+…+x_m=n\end{cases}
Lời giải thì dùng phương pháp bù trừ: số cách chia - số cách chia 1 phần lỗi (>6) + số cách chia 2 phần lỗi - …
\begin{equation}\label{e1} S_n=\sum_{k=0}^{\large{\left\lfloor\frac n6\right\rfloor}} (-1)^k{m\choose k}{n-6k-1\choose m-1}\end{equation}
Vấn đề là tổng \eqref{e1} có tính được đến cuối cùng không thôi :D


#744038 2, Cho tập hợp A={1, 2, 3,...k} ($k\geq 3$). Chọn ng...

Gửi bởi hxthanh trong 08-03-2024 - 16:18


2, Cho tập hợp A={1, 2, 3,...k} ($k\geq 3$). Chọn ngẫu nhiên ba số thuộc A. Tính xác suất để chọn được ba số có tổng bằng n.

Theo như mình hiểu ý bạn là 3 số được chọn là phân biệt? Nếu đúng như vậy thì mình chỉ có thể gợi ý cho bạn:
Đáp số của bài toán là:
$S(n,k)=0$ nếu $n>3k-3$
$S(n,k)=$
$\quad\left\lfloor\dfrac{(n-3)^2+3}{12}\right\rfloor -\underbrace{\left\lfloor\dfrac{(n-k-2)^2}{4}\right\rfloor}_{\large{(\textsf{nếu $n\ge k+2$})}}+\underbrace{\left\lfloor\dfrac{(n-2k-1)^2}{4}\right\rfloor}_{\large{(\textsf{nếu $n\ge 2k+1$})}}$


#744037 Các định lí, bổ đề, tính chất về vô cùng bé

Gửi bởi hxthanh trong 08-03-2024 - 14:01

Một bài viết tổng hợp khá công phu của bạn Thegooobs. Mình bị rất cảm ơn những đóng góp của bạn cho diễn đàn! Thay mặt BBT mình xin phép được ghim bài viết của bạn lên trang chủ của diễn đàn.


#744032 Gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc đồng chất $m$ lần. Tính xác suất để...

Gửi bởi hxthanh trong 08-03-2024 - 12:20

Gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc (là một hình lập phương $6$ mặt đồng chất các mặt đánh dấu số chấm từ 1-6) $m$ lần. Tính xác suất để “tổng số chấm thu được bằng $n$”


#743956 Xét phương trình $x_1+2x_2+5x_3=n$

Gửi bởi hxthanh trong 04-03-2024 - 05:40

Làm lại bài này:
Số nghiệm nguyên không âm của pt: $x+2y+5z=n$ là
$S_n=\sum_{y=0}^{\left\lfloor\frac n2\right\rfloor}\sum_{z=0}^{\left\lfloor\frac{n-2y}5\right\rfloor} 1 \quad \left(\textsf{hoặc }S_n=\sum_{z=0}^{\left\lfloor\frac n5\right\rfloor}\sum_{y=0}^{\left\lfloor\frac{n-5z}2\right\rfloor} 1\right)$
$S_n=\sum_{y=0}^{\left\lfloor\frac n2\right\rfloor} \left\lfloor\dfrac{n+5-2y}5\right\rfloor$
Đặt $n=10m+r; \;(0\le r \le 9)$
Đặt $y=5p+q;$ với $\,(0\le p\le m-1) \textsf{, và } (0\le q\le 4)$
Khi đó $\max y=5m-1$ còn thiếu đoạn cần lấy tổng $y=5m+t;\;\;\left(0\le t\le \left\lfloor\frac r2\right\rfloor\right) $
\begin{align*}S_n&=\sum_{p=0}^{m-1}\sum_{q=0}^4 \left\lfloor \dfrac{10m+r+5-10p-2q}{5}\right\rfloor +\sum_{t=0}^{\left\lfloor\frac r2\right\rfloor} \left\lfloor \dfrac{10m+r+5-10m-2t}{5}\right\rfloor \\ &= \sum_{p=0}^{m-1}\sum_{q=0}^4 \left(2m-2p+1+\left\lfloor \dfrac{r-2q}5 \right\rfloor \right)+ \sum_{t=0}^{\left\lfloor\frac r2\right\rfloor} \left\lfloor\dfrac{r+5-2t}5\right\rfloor \\ &= \sum_{p=0}^{m-1} (10m-10p+5+r-6)+S_r\qquad\textsf{(Hermite)}\\ &=\sum_{p=0}^{m-1}(n-1-10p)+S_r \\ &=(n-1)m-10\dfrac{(m-1)m}{2}+\{1,1,2,2,3,4,5,6,7,8\} \\ &=\dfrac{(n-1)(n-r)}{10} -\dfrac{(n-r)(n-10-r)}{20}+\{1,1,2,2,3,4,5,6,7,8\} \\ &= \dfrac{n^2+8n}{20}-\dfrac{r^2+8r}{20} +\{1,1,2,2,3,4,5,6,7,8\} \\ &=\dfrac{n^2+8n+\{20,11,20,7,12,15,16,15,12,7\}}{20} \\ &=\left\lfloor\dfrac{n^2+8n+20}{20}\right\rfloor \end{align*}