Đến nội dung

Zaraki

Zaraki

Đăng ký: 07-03-2011
Offline Đăng nhập: 23-03-2024 - 18:13
****-

#733269 Motivic integration: an introduction

Gửi bởi Zaraki trong 16-04-2022 - 07:11

Hồi đầu năm cũng có học khoán về motivic integration, lúc đó có lập được một cái bảng so sánh với p-adic integration như thế này:

 

Screen Shot 2022-04-16 at 7.07.07 am.png

Screen Shot 2022-04-16 at 7.07.15 am.png

Screen Shot 2022-04-16 at 7.07.22 am.png

 

Link tham khảo: 

  • Mihnea Popa https://people.math..../571/index.html
  • Francois Loeser Arizona winter school notes
  • Devlin Mallory notes Motivic integration
  • Willem Veys Arc spaces, motivic integration and stringy invariants.

Trong motivic integration, Bằng có biết có công thức change of variables tổng quát cho bất kì $\alpha: C\to \mathbb{Z}\cup \{\infty\}$ thay vì chỉ $\alpha: J_{\infty}(X)\to \mathbb{N}$ không nhỉ?




#733245 Học và học lại ngành của bạn

Gửi bởi Zaraki trong 14-04-2022 - 07:45

Toàn có thể viết một bài giới thiệu tổng quát và dễ hiểu (cho người ngoại đạo như anh) về chương trình Langlands được không? Anh chỉ biết sơ sơ đây là program nhằm thống nhất nhiều lĩnh vực Toán học khác nhau, và có thể được xem là program lớn nhất trong Toán học hiện đại. Nhiều năm nay đã có những kết quả đột phá (riêng chương trình này đã có rất nhiều huy chương Fields được trao, trong đó có GS Ngô Bảo Châu của chúng ta), nhưng không biết là progress như vậy là đã được bao nhiêu phần trăm, và còn những vấn đề lớn nào nữa cần giải quyết.

Để em thử anh. Nhưng mà cho em cái deadline dài dài  :D  Nếu được không biết anh Khuê (Nesbit), anh Hân (perfectstrong) và anh Đạt (WhjteShadow) viết một vài bài giới thiệu cho em với các bạn phổ thông / đại học biết tí mùi vị của toán ứng dụng ạ?

 

Anh viết bài để cổ vũ mọi người tìm hiểu về higher category, nhưng hoá ra đế đọc còn không hiểu thì bài viết tệ thật. Thực ra bài viết về $\infty$-phạm trù đó anh tổng hợp lại từ Kerodon, nhưng có lẽ viết ít hơn và formal hơn như giới thiệu trong quyển sách higher topos của Lurie thì tốt hơn. 

 

Toàn định theo Langlands thì chắc cũng có kiến thức về nhóm đại số đúng không ? Anh đang định đọc cuốn sách về giả thuyết Weil trên trường hàm của Lurie :https://www.math.ias...wa-abridged.pdf. Anh xem qua thì thầy phần về higher category khá đơn giản và vì là sách nên được nhắc lại rất cẩn thận, trùng lặp khá nhiều với HA là cái anh học được một ít rồi nên anh ước chừng nếu ai đó học về nhóm đại số thì sẽ dễ dàng đọc được chương 1 Introduction của cuốn sách. Nếu có hứng thú thì bảo anh nhé.

 

Thực ra anh đang mới học về spectral algebraic geometry, nhưng thấy khối lượng lớn quá (anh cần nhảy đến khoảng trang 400 của SAG của Lurie), và anh cũng bị lost luôn từ khoảng mấy chục trang đầu tiên của SAG nên anh nghĩ nếu nhìn ngay lập tức được một ứng dụng của lý thuyết thì sẽ có cảm quan tốt hơn về một đống định nghĩa trong SAG. Tuy nhiên giả thuyết Weil kia không phải cái anh quá quan tâm nên hi vọng có thể cộng tác được với ai đó để học thêm. 

 

Em luận án tốt nghiệp là làm về giả thuyết Weil về số Tawagawa đó anh https://toanqpham.gi...io/Tamagawa.pdf

Đến một lúc em cũng đã đụng đến cuốn sách của Lurie một tí (khoảng 1/2 của chương 1 chỉ để hiểu geometric formulation của giả thuyết này), nhưng chỉ dừng đó vì kiến thức hình học đại số của em yếu quá. Nếu anh thích em có thể thử trình bày những gì em biết về giả thuyết Weil cổ điển, rồi anh giúp em hiểu mấy đoạn sau trong sách Lurie? 

 

Higher category thì có em cũng thử đọc một tí, nhưng sau cũng dừng lại vì đọc thiếu động lực. Thật ra em cũng thấy có nhiều người khuyên là không nên đọc sách HA và SAG của Lurie trừ khi thật sự cần dùng kiến thức đó. Mà em hiện giờ thì không biết dùng cái này vào cái gì em quan tâm  :closedeyes:

 

Em đọc $l$-adic để học về six operations thôi, thực ra mỗi khi học em sẽ note lại nên không biết anh hay mọi người có hứng thú em sẽ lập một topic về $l$-adic cohomology xong sẽ note lại nội dung mình học hàng tuần.

Tớ cũng muốn học về six operations (không nhất thiết là $l$-adic, topological version tớ mà hiểu cũng là tốt rồi, cũng không biết có khác nhau lắm không?) vì cái này có áp dụng cho lý thuyết biểu diễn được (nên họ mới gọi geometric representation theory). Theo cảm tưởng thì cái này như một công thức, không nhất thiết phải biết mọi chi tiết, chỉ cần biết đủ dùng là được rồi? 




#733244 Học và học lại ngành của bạn

Gửi bởi Zaraki trong 14-04-2022 - 07:44

 

Thực ra cậu cứ viết bằng tiếng Anh cũng được, nhân đây em nghĩ ở mục toán hiện đại anh em có thể sử dụng hai ngôn ngữ vì đi vào nghiên cứu sâu có rất nhiều thuật ngữ không được dịch, chưa kể dùng tiếng Anh hay Việt cũng tùy gu từng người và nếu đã từng nghiên cứu dù là ở mức undergrad thì ít nhất cũng phải đọc được tiếng Anh.

Thế để tớ đăng một bài  :D

 

Việc viết bài thì nhắm theo đối tượng nào. Vài bài anh viết nhắm cho các bạn Phổ Thông thì anh sẽ cố gắng dịch dễ hiểu, đồng thời kẹp thêm thuật ngữ gốc để vừa diễn giải vừa giới thiệu :) Viết cho undegrad thì thoải mái hơn, cơ mà cũng nên chú ý tới nền mống của đối tượng.

 

Thật ra em cũng muốn viết một bài ngắn với đối tượng là các bạn phổ thông hoặc đại học, với mục đích là để quảng cáo ngành em đang theo học, tức là lý thuyết số, hình học và lý thuyết biểu diễn. Nhưng mà em chưa tìm được chủ đề nào để mà viết cho thật cuốn hút. 

 

Thật vui khi thấy đội ngũ anh em trên diễn đàn ngày xưa bây giờ đang học Ph.D., chắc chắn sẽ có nhiều câu chuyện để chia sẻ với nhau. Nếu đuợc thì nhóm mình làm một buổi Zoom chém gió cập nhật cho vui ^^. 

Thế thì tuyệt quá! Em cũng muốn hỏi thăm chuyện với anh em diễn đàn ở VN nữa. 

 

Thậm chí anh còn nghĩ là nếu anh em nếu có viết tiếng Việt thì cũng nên kèm theo các thuật ngữ tiếng Anh nữa, ví dụ "đối đồng đều (co-homology)". Như thế người đọc cũng được học thêm từ vựng và dễ hơn khi tra cứu thêm tài liệu tiếng Anh.

Cái này em rất tán thành ạ. Cái này là một trong nguyên nhân em hơi nhác đọc bài viết trên diễn đàn, nhiều từ chuyên môn tiếng việt quá không hiểu nghĩa  :wub:




#733197 Học và học lại ngành của bạn

Gửi bởi Zaraki trong 12-04-2022 - 00:28

Tuyệt vời, chúc mừng Toàn! Em sẽ làm về mảng nào? Cho anh em biết để còn hỏi bài hoặc cộng tác chứ :P

 

Vậy là trong topic này cũng có được thêm vài anh em đang ở Mỹ.

 

Hân làm Operations Research thì cũng là applied maths. Anh đang có ý định phát triển thêm mảng Toán ứng dụng cho diễn đàn, vì cũng có nhiều anh em làm Toán ứng dụng (có anh Thạch cũng tính được vào đấy luôn).

 

Em vào trường này thì đang định xin học về chương trình Langlands ạ. Trường đại học ở Úc em học có nhiều người làm trong mảng lý thuyết biểu diễn ((geometric) representation theory) nên hồi đó em cũng cố theo học mảng này. Nói thế thôi ạ chứ em cũng quèn lắm, cũng chỉ có kiến thức mỗi mảng một ít, chưa cố đi chuyên sâu vào cái nào cả. 

 

Giờ em cũng chỉ đang cố đọc hiểu bài của Bằng với anh nxb viết ạ. Rồi nếu mà thấy thạo toán bằng tiếng việt một tí nữa thì em sẽ xin viết một bài ạ. 




#733186 Học và học lại ngành của bạn

Gửi bởi Zaraki trong 10-04-2022 - 09:34

Toàn (Zaraki) đi học bên Úc thì phải? Cũng là toán luôn hả? :D

 

Em có học xong đại học bên Úc rồi ạ. Cũng học toán anh. :D Em có mới đậu học toán tiến sĩ ở Johns Hopkins nên là giờ về VN nhởi, đến tháng 7-8 đi học tiếp. Thật ra em cũng không biết anh Hân giờ làm gì? 

 

 

Còn ông Zaraki nhưng ông này im thi thoảng vào đánh một like rồi ra.

 

Cũng nghe anh em kể chuyện cho vui thôi, hồi đó không học toán cấp 3 với đại học VN nên không biết ai nhiều lắm.  :D




#732460 Lafforgue nghiên cứu topos cho Huewei, và thêm ba huy chương Fields khác.

Gửi bởi Zaraki trong 16-01-2022 - 08:54

Toàn tự nhiên nhắc tới Mỹ làm tất cả các anh em phải lắc não.

:D Em đọc và lập luận cẩu thả quá, mong anh em thứ lỗi  :D




#732451 Lafforgue nghiên cứu topos cho Huewei, và thêm ba huy chương Fields khác.

Gửi bởi Zaraki trong 15-01-2022 - 19:22

 

Trở lại với các Field Medalists của chúng ta, anh hi vọng những nghiên cứu của họ sẽ có ích cho xã hội nói chung (như họ nghĩ khi quyết định về với Huawei) chứ không phải chỉ cho Trung Quốc. (Dù sao thì anh vẫn có cảm giác là nếu họ tiếp tục làm Toán trong academia sẽ tốt hơn cho nhân loại.)

 

Nếu Grothendieck, người tạo ra topos, còn sống và vẫn làm toán thì em nghĩ ông sẽ không ủng hộ quyết định làm cho Huawei này, có khi còn phản đối gay gắt :D

 

 

Đóng góp này của Huawei thực sự tích cực với cộng đồng toán học. Có lẽ chỉ có người Pháp là không vui, thua ngay trên sân nhà.

 

 Em có đọc ra trên blog này thì hình như là hợp tác hai bên giữa Huawei và IHES, nên nếu mà có ai thua thì chắc là người Mỹ. Trích một đoạn trên blog:

 

 

Towards the end of his talk, Lafforgue suggests the idea of creating an institute devoted to toposes and their applications, endorsed by IHES and supported by Huawei. Surely he knows that the Topos Institute already exists.

And, if you wonder why Huawei trows money at IHES rather than your university, I leave you with Lafforgue’s parting words:

“IHES professors are able to think and evaluate for themselves, whereas most mathematicians just follow ‘group thinking'”

 

Không biết Lafforgue nói đùa hay nói thật :D

 

PS: And Nxb làm mảng gì bên $\infty$-cat thế ạ?




#722636 Hư Trúc Truyền Kì

Gửi bởi Zaraki trong 31-05-2019 - 07:59

Toán học có dòng chính, gặp thầy khủng và bản thân có khả năng tiềm tàng thì không còn gì bằng.

 

Nếu là cái này thì GS Ngô Bảo Châu và GS Gérard Laumon có lẽ cũng là một ví dụ khác. 

 

https://mathwithbadd...hematical-life/




#712014 gửi đến MoMo123

Gửi bởi Zaraki trong 05-07-2018 - 19:12

Đồng ý với MoMo123. Việc gửi tin nhắn là quyền của bạn nhưng việc đọc hay trả lời tin nhắn là quyền của người nhận. Bạn không có lí do gì phải phàn nàn về những vấn đề này cả. 




#699776 cos⁡〖A/2〗+ cos⁡〖B/2〗+ cos⁡〖C/2〗≥ √(3/2) (√(sin⁡〖A/2〗 )+√(sin⁡〖B/2〗 )+ √(sin⁡〖...

Gửi bởi Zaraki trong 05-01-2018 - 18:11

Bài trên tạp chí THTT chưa hết hạn. Khoá topic.




#698055 Các bài toán hình học hàng tuần: Tuần 2 tháng 12 năm 2017

Gửi bởi Zaraki trong 10-12-2017 - 19:57

Như vậy các lời giải các bài toán Tuần 1 tháng 12/2017 đã được đưa ra tại đây kèm theo đó là các bài toán mới. Lời giải cho các bài toán đề nghị, các phát triển cũng như mọi thảo luận xin gửi về địa chỉ analgeomatica.[a còng]. gmail.com (ở đây [a còng] thay bằng @). Các bạn cũng có thể trao đổi trong topic này.

 

----------------------------

 

Lời giới thiệu về chuyên mục Các bài toán hình học hàng tuần ở trên blog Hình học sơ cấp của thầy Trần Quang Hùng:

 

"Đây sẽ là một chuyên mục hàng tuần trên blog "Hình học sơ cấp". Mỗi tuần tôi sẽ đưa lên những lời giải hay cho ít nhất một bài toán được đề nghị ở trong các tuần trước và đồng thời tôi cũng sẽ đề nghị một số bài toán cho tuần sau. Các bài toán hình học được đề nghị có thể do tôi sáng tác, từ các bạn đọc sáng tác gửi tới hoặc được chọn lọc từ các cuộc thi Olympic trên toàn thế giới, tất cả đề bài và lời giải sẽ đều được ghi rõ nguồn gốc. Lời giải cho bài toán đề nghị, các phát triển cũng như mọi thảo luận và trao đổi xin gửi về địa chỉ email [email protected]."




#697229 Tuần 5 tháng 11/2017: $L_a,L_b$ và $L_c$ thẳng hàng.

Gửi bởi Zaraki trong 26-11-2017 - 19:06

Như vậy lời giải cho hai bài Tuần 4 tháng 11/2017 đã được đưa tại đây kèm theo đó là hai bài toán mới của thầy Trần Quang Hùng và thầy Nguyễn Tiến Dũng. Xin được trích dẫn lại bài toán:

 

Bài 1. (Trần Quang Hùng) Cho tam giác $ABC$ và $P$ bất kỳ. $D$ đối xứng $P$ qua $BC$. $O_a$ là tâm ngoại tiếp tam giác $PBC$. $K_a$ là tâm ngoại tiếp tam giác $O_aBC$. $DO_a$ cắt $PK_a$ tại $X$. $L_a$ thuộc $PA$ sao cho $XL_a \perp XK_a$. Tương tự có $L_b,L_c$. Chứng minh rằng $L_a,L_b$ và $L_c$ thẳng hàng.

 

Screen Shot 2017-11-26 at 10.03.08 PM.png

 

Bài 2. (Trần Quang Hùng, Nguyễn Tiến Dũng) Cho tam giác $ABC$ có $B,C$ cố định và $A$ thay đổi. Dựng ra ngoài các tam giác vuông tại $A$ là $AEC$ và $ÀB$ đồng dạng và có góc không đổi. $M,N$ là trung điểm $CE,BF$. $P,Q$ đối xứng với $M,N$ qua $CA,AB$. $FP$ cắt $EQ$ tại $R$. Chứng minh rằng đường thẳng $AR$ đi qua điểm cố định khi $A$ thay đổi.

 

Screen Shot 2017-11-26 at 10.03.18 PM.png




#696830 Tuần 4 tháng 11/2017: đường thẳng $AM$ luôn đi qua một điểm cố định...

Gửi bởi Zaraki trong 19-11-2017 - 19:10

Như vậy lời giải cho hai bài Tuần 3 tháng 11/2017 đã được đưa tại đây kèm theo đó là hai bài toán mới của thầy Trần Quang Hùng và thầy Phạm Thị Hồng Nhung. Xin được trích dẫn lại hai bài toán:

 

Bài 1. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp trong đường tròn $(O)$ cố định với $B, C$ cố định và $A$ di chuyển trên $(O)$. $E,F$ lần lượt đối xứng $B,C$ qua $CA,AB$. $M$ là trung điểm $EF$. Chứng minh rằng đường thẳng $AM$ luôn đi qua một điểm cố định khi $A$ di chuyển.

 

Screen Shot 2017-11-19 at 10.06.47 PM.png

 

Bài 2. Cho tam giác $ABC$ có đường tròn nội tiếp $(I)$ tiếp xúc $BC,CA,AB$ lần lượt tại $D,E,F$. $O$ là tâm ngoại tiếp của tam giác $ABC$. $K$ là trực tâm tam giác $DEF$. $Q,L$ lần lượt đối xứng với $D,I$ qua $EF$. $DI$ cắt $KL$ tại $P$. $QL$ cắt $OI$ tại $R$. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác $PQR$ đi qua $I$. 

 

Screen Shot 2017-11-19 at 10.06.58 PM.png




#696474 Tuần 3 tháng 11/2017: tâm ngoại tiếp tam giác $AEF$ nằm trên $...

Gửi bởi Zaraki trong 12-11-2017 - 19:32

Như vậy lời giải cho hai bài Tuần 2 tháng 11/2017 đã được đưa lên tại đây kèm theo đó là hai bài toán mới của thầy Trần Quang Hùng và thầy Nguyễn Minh Hà. Xin được trích dẫn lại hai bài toán:

 

Bài 1. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp trong đường tròn $(O)$ với trung tuyến $AM$. Lấy $P$ thuộc trung trực $AB$ sao cho $AP \perp AC$. Lấy $Q$ sao cho $QP \perp AO$ và $QO \perp AM$. Trung trực $CA$ cắt $AB$ tại $E$. $QE$ cắt $AC$ tại $F$. Chứng minh rằng tâm ngoại tiếp tam giác $AEF$ nằm trên $AM$.

 

Screen Shot 2017-11-12 at 10.29.56 PM.png

 

Bài 2. Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Điểm $S$ thuộc đoạn $CD$ sao cho $\angle DSA= \angle CSB$. $M,N$ theo thứ tự là giao điểm thứ hai của $AS, BS$ và $(O)$. $P,Q$ theo thứ tự là điểm đối xứng xủa $M,N$ qua $CD$. $T$ là giao điểm của $AP$ và $BQ$. $U,V$ theo thứ tự là giao điểm của $CT, DT$ và $AB$. Chứng minh rằng $AU=BV$.

 

Screen Shot 2017-11-12 at 10.30.06 PM.png




#696108 Tuần 2 tháng 11/2017:$KN_a,KN_b,KN_c$ lần lượt cắt $EF,FD,DE...

Gửi bởi Zaraki trong 05-11-2017 - 20:00

Như vậy lời giải cho hai bài Tuần 1 tháng 1/2017 đã được đưa tại đây kèm theo đó là hai bài toán mới của thầy Trần Quang Hùng và thầy Nguyễn Minh Hà. Xin được trích dẫn lại hai bài toán:

 

Bài 1. Cho tam giác $ABC$ có $P$ và $Q$ là hai điểm đẳng giác trong tam giác. $K$ là trung điểm $PQ$. Các điểm $D,E,F$ lần lượt thuộc $BC,CA,AB$ sao cho $KD \parallel QA, KE \parallel QB, KF \parallel QC$. Gọi $N_a,N_b,N_c$ lần lượt là tâm đường tròn Euler của tam giác $PBC,PCA,PAB$. Chứng minh rằng $KN_a,KN_b,KN_c$ lần lượt cắt $EF,FD,DE$ theo ba điểm thẳng hàng.

 

Screen Shot 2017-11-05 at 10.59.16 PM.png

 

Bài 2. Cho tam giác $ABC$, $(O),(I)$ theo thứ tự là đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp. $E,F$ theo thứ tự là tiếp điểm của $(I)$ và $AC,AB$. $M,N$ là các giao điểm của $EF$ và $(O)$. $P,Q$ theo thứ tự là giao điểm thứ hai của $BI,CI$ và $(O)$. $S$ là giao điểm của các tiếp tuyến với $(O)$ tại $P$ và $Q$. Chứng minh rằng $S$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $IMN$.