Đến nội dung

namcpnh

namcpnh

Đăng ký: 24-04-2011
Offline Đăng nhập: 19-10-2023 - 16:10
****-

Đề thi không chuyên TPHCM

03-06-2019 - 11:58

Câu 1. (1,5đ):
 
Cho parabol (P): $y=-\dfrac{1}{2}x^2$ và đường thẳng (d): $y=x-4$.
 
a) Vẽ (P) và (d) trên cùng hệ trục tọa độ.
 
b) Tìm tọa độ của (P) và (d) bằng phép tính.
 
Câu 2. (1đ)
 
Cho phương trình $2x^2-3x-1$ có hai nghiệm $x_1,\ x_2$.
 
Không giải phương trình hãy tính giá trị của biểu thức $A = \dfrac{x_1-1}{x_1+1}+\dfrac{x_2-1}{x_2+1}$.
 
Câu 3. (0,75đ)
 
Quy tắc sau đây cho ta biết được ngày n, tháng t , năm 2019 là ngày thứ mấy trong tuần. Đầu tiên, ta tính giá trị của biểu thức $T = n + H$, ở đây H được xác định bởi bảng sau 
 
\begin{center}
\begin{tabular}{| c | c | c | c | c | c | c | c |}
\hline
Tháng t & 8 & 2; 3; 11 & 6 & 9; 12 & 4; 7 & 1; 10 & 5 \\ \hline
H & -3 & -2 & -1 & 0 & 1 & 2 & 3  \\\hline
\end{tabular}
\end{center}
 
 Sau đó, lấy T chia cho 7 ta được số dư r ($0 < n < 6$). 
 
 Nếu r = 0 thì ngày đó là ngày thứ Bảy. 
 
 Nếu r = 1 thì ngày đó là ngày Chủ Nhật. 
 
 Nếu r = 2 thì ngày đó là ngày thứ Hai. 
 
 Nếu r = 3 thì ngày đó là ngày thứ Ba.
 
 ... 
 
 Nếu r = 6 thì ngày đó là ngày thứ Sáu. 
 
 \underline{Ví dụ:} 
 
 + Ngày 31 / 12 / 2019 , có n = 31 ; t = 12, H = 0 $\Rightarrow$ T = 31 + 0 = 31 ; số 31 chia cho 7 có số dư là 3, nên ngày đó là thứ Ba.
 
  a ) Em hãy sử dụng quy tắc trên để xác định các ngày 02 / 9 / 2019 và 20 / 11 / 2019 là thứ mấy? 
  
  b ) Ban Hằng tổ chức sinh nhật của mình trong tháng 10 / 2019. Hỏi sinh nhật của bạn Hằng là ngày mấy? Biết rằng ngày sinh nhật của Hằng là một bội số của 3 và là thứ Hai.
 
Câu 4. (0,75đ)
 
Tại bề mặt đại dương , áp suất nước tăng áp suất khí quyển và là 1 atm ( atmosphere). Bên dưới mặt nước, áp suất nước tăng thêm 1 atm cho mỗi 10 mét sâu xuống. Biết rằng mối liên hệ giữa áp suất y (atm) và độ sâu x (m) dưới mặt nước là một hàm số bậc nhất có dạng y = ax + b.
 
a) Xác định các hệ số a và b
 
b ) Một người thợ lặn đang ở độ sâu bao nhiêu nếu người ấy chịu một áp suất là 2,85 atm?
 
 
Câu 5. (1đ)
 
Một nhóm học sinh gôm 31 bạn học sinh tổ chức một chuyến đi du lịch (chi phí chuyến đi được chia đều cho mỗi bạn tham gia). Sau khi đã hợp đồng xong, và giờ chót có 3 bạn bận việc đột xuất không đi được nên họ không đóng tiền. Cả nhóm thống nhất mỗi bạn còn lại đóng thêm 18 000 đồng so với dự kiến ban đầu để bù lại cho 3 bạn không tham dự. Hỏi tổng chi phí chuyến đi là bao nhiêu?
 
Câu 6. (1đ)
 
Cuối năm học, các bạn lớp 9A chia làm hai nhóm, mỗi nhóm chọn một khu vườn sinh thái ở Bắc bán cầu để tham quan. Khi mở hệ thống định vị GPS, họ phát hiện một sự trùng hợp khá thú vị là hai vị trí mà hai nhóm chọn đều nằm trên cùng một kinh tuyển và lần lượt ở các vĩ tuyến $47^o$ và $72^o$.
 
a) Tính khoảng cách ( làm tròn đến hàng trăm ) giữa hai vị trí đó , biết rằng kinh tuyến là một cung tròn nội liền hai cực của trái đất và có độ dài khoảng 20 000 km . ) 
 
b) Tính (làm tròn đến hàng trăm) độ dài bán kính và đường xích đạo của trái đất . Từ kết quả của bản kính ( đã làm tròn ) , hãy tính thể tích của trái đất , biết rằng trái đất có dạng hình cầu và thể tích của hình cầu được tính theo công thức $V =\dfrac{4}{3}.3,14.R$ với R là bán kính hình cầu .
Câu 7. (1đ)
 
Bạn Dũng trung bình tiêu thụ 15 ca-lo cho mỗi phút bơi và 10 ca-lo cho mỗi phút chạy bộ. Hôm nay, Dũng mất 1,5 giờ cho cả hai hoạt động trên và tiêu thụ hết 1200 ca-lo. Hỏi hôm nay, bạn Dũng mất bao nhiêu thời gian cho mỗi hoạt động?
 
Câu 8. (3đ) Cho tam giác nhọn ABC (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O). Hai đường cao BD và CE của tam giác ABC cắt nhau tại H. Đường thẳng AH cắt BC và (O) lần lượt tại F và K ( K $\neq$ A ). Gọi L là hình chiếu của D lên AB . 
 
a) Chứng minh rằng tứ giác BEDC nội tiếp và $\bf BD^2\ =\ BL.BA$ 
 
b) Gọi J là giao điểm của KD và (O) ( J $\neq$ K ). Chứng minh $\bf \widehat{BJK} = \widehat{BDE}$. 
 

 

c) Gọi I là giao điểm của BJ và ED. Chứng minh tứ giác ALIJ nội tiếp và I là trung điểm của ED.

$f(x, y) = ax + by$, với hằng số $b$.

05-03-2019 - 13:34

VMO 1970

 

Cho hàm số $f(x, y)$ được xác định với mọi số thực $x, y$. Cho biết $f(x,0) = ax$ (với $a$ là một hằng số khác $0$) và nếu $(c, d)$ và $(h, k)$ là những điểm khác nhau thỏa mãn $f(c, d) = f(h, k)$, khi đó $f(x, y)$ là hằng số trên đoạn từ $(c, d)$ đến $(h, k)$.

 

1. Chứng minh rằng với bất kì số thực $b$, tập hợp tất cả các điểm thỏa mãn $f(x, y) = b$ là một đường thẳng và các đường này sẽ song song với nhau.

 

2. Chứng minh rằng $f(x, y) = ax + by$, với hằng số $b$.


Chứng minh $AN$ là tiếp tuyến của $(NHD)$.

05-03-2019 - 12:52

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$. Các đường cao AD, BE, CF và trực tâm H, EF cắt (O) tại N.

 

Chứng minh AN là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác NHD.


$f\left(\frac{x_1+x_2}{2},\frac{y_1+y_2...

05-03-2019 - 00:26

Israel National Math Olympiad 2017
 
Cho hàm số $f:\mathbb{Q}\times\mathbb{Q}\to\mathbb{Q}$ thỏa mãn:
 
1.  Với bất kì $x_1,\ x_2,\ y_1,\ y_2\  \in \mathbb Q$, ta đều có
$$f\left(\frac{x_1+x_2}{2},\frac{y_1+y_2}{2}\right) \leq \frac{f(x_1,y_1)+f(x_2,y_2)}{2}.$$
 
2.  $f(0,0) \leq 0$.
 
3. Với bất kì $x,y \in \mathbb Q$ thỏa mãn $x^2+y^2>100$, bất đẳng thức $f(x,y)>1$ đúng.
 

Chứng minh rằng có số hữu tỉ dương $b$ sao cho với mọi số hữu tỷ $x,y$ thì
$$f(x,y) \ge b\sqrt{x^2+y^2} - \frac{1}{b}.$$

Hội thảo: Trại hè PiMA lần III với chủ đề "The Mathematics of Machine Learning"

15-05-2018 - 22:28

   Mùa hè đang cận kề rồi, vậy bạn đã có dự định gì cho mùa hè này chưa? Nếu bạn đang là học sinh THPT và từng tự hỏi về ứng dụng của toán học trong đời sống thì đừng bỏ lỡ PiMA - trại hè “Toán học và Ứng dụng” được thành lập bởi một nhóm sinh viên Việt Nam có chung niềm đam mê với Toán học ứng dụng đến từ các trường đại học hàng đầu trên thế giới.

 

   Trại hè năm nay - PiMA Machine Learning - sẽ diễn ra vào 30/07 - 08/08 tại Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề vô cùng thú vị và nóng hổi: “Mathematics of Machine Learning”.

 

   Đến với PiMA, các bạn trại sinh không chỉ có cơ hội được rèn luyện tư duy và bổ sung kiến thức mà còn được học nhiều kỹ năng cực kỳ quan trọng: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nghiên cứu v.v. Đây cũng chính là cơ hội để các bạn giao lưu, kết bạn cùng những bạn học sinh, những anh chị trên khắp mọi miền đất nước cùng chung đam mê toán học, khoa học. Đặc biệt, tất cả các trại sinh sẽ được TÀI TRỢ TOÀN BỘ chi phí ăn ở trong suốt thời gian diễn ra trại. Thế thì còn chần chừ gì nữa mà hãy đăng ký đơn tuyển sinh ngay nhé!

 

 

 

---....------....------....------....------....------....------....------....------....------....------....------....------....------....------....------....------....------....---

 

   Về PiMA - Projects in Mathematics and Applications

 

---....------....------....------....------....------....------....------....------....------....------....------....------....------....------....------....------....------....---

 

 

  • Dự án phi lợi nhuận được thành lập năm 2016 bởi một nhóm sinh viên Việt Nam có chung niềm đam mê với Toán học và ứng dụng đến từ các trường đại học ở nhiều nơi trên thế giới.
  • Mục đích:
    • Truyền cảm hứng và hỗ trợ các bạn học sinh cấp 3 có đam mê và dự định tìm hiểu chuyên sâu về Toán và khoa học ứng dụng nói chung
    • Xây dưng môi trường học tập mỡ giúp các bạn bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy và các kĩ năng mềm khác như: giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, thuyết trình, nghiên cứu, v.v
    • Kết nối các bạn học sinh, sinh viên, và cố vấn của PiMA có chung niềm đam mê từ khắp mọi miền trên cả nước
-------------------------------------------------
Về TRẠI HÈ PiMA 2018
Trại hè “PiMA - Toán học và Ứng dụng” thường niên diễn ra dưới sự hướng dẫn của các anh chị từng đạt thành tích cao ở các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và đang theo học tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước.
Nối tiếp thành công của năm 2016 và 2017, trại hè “Toán học và Ứng dụng” đã chính thức trở lại với chủ đề “The Mathematics of Machine Learning”.
Machine Learning là một lĩnh vực mới mẻ đang trên đà bùng nổ vì có những ứng dụng quan trọng trong phân tích dữ liệu, phân loại hình ảnh hay tạo ra trí tuệ nhân tạo. Các bạn học sinh Việt Nam với thế mạnh về Toán và Tin học là nguồn nhân lực rất tiềm năng để phát triển lĩnh vực này trong tương lai. Do đó, PiMA 2018 mong muốn mang đến cho các bạn cơ hội tìm hiểu về các chủ đề toán cao cấp quan trọng và ứng dụng của chúng trong Machine Learning.
32186794_989324114565954_126237670603594
  • Đối tượng tham gia: Tất cả học sinh Trung học Phổ thông (năm học 2017-2018) trong và ngoài nước
  • Thời gian: Từ 30/7/2018 đến 08/08/2018
  • Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi phí tham dự: các trại sinh sẽ được tài trợ toàn bộ chi phí trong suốt thời gian diễn ra trại
*Lưu ý: Chi phí không bao gồm chi phí đi lại đến địa điểm tổ chức. Tuy nhiên, các bạn ở xa nếu gặp khó khăn về chi phí đi lại có thể liên hệ hỗ trợ từ phía BTC*
  • Nội dung chương trình dự kiến:
1. Kiến thức toán nền tảng: Đại số tuyến tính, Vi tích phân, Tối ưu hóa, Xác suất thống kê
2. Các mô hình Machine Learning cơ bản: Linear Regression, Naive Bayes Classifier, Logistic Regression, Neural Network, v.v
3. Kĩ năng: Ứng dụng toán lý thuyết vào thực tế, Làm việc nhóm, Tìm và đọc tài liệu học thuật, Lập trình (Python và Latex), Viết báo cáo và thuyết trình.
4. Đề án nhóm: Học sinh sẽ vận dụng các mô hình đã học để làm một đề án nhóm của riêng mình dưới sự hỗ trợ của các mentor. Chủ đề tham khảo bao gồm: phân loại chữ số, dự đoán giá nhà, phát hiện spam email, v.v
5. Giao lưu với các du học sinh, sinh viên, diễn giả chuyên ngành Toán và Tin học.
-------------------------------------------------
THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỢT TUYỂN
>>> Đơn tuyển chọn: http://bit.ly/PiMA2018-DonTS
>>> Hạn chót nộp đơn: 23h59’ ngày 10/06/2018.
-------------------------------------------------
Mọi thắc mắc chi tiết về quy trình tuyển đơn xin liên hệ:
Số điện thoại: 0961565087 (gặp Thế Anh)