Đến nội dung

Le Quoc Tung

Le Quoc Tung

Đăng ký: 11-06-2011
Offline Đăng nhập: 03-06-2014 - 22:12
-----

#304451 $\sqrt[n]{x^n+y^n}\geq \sqrt[n+1]{x^{n+1}+y^{n+1}}$

Gửi bởi Le Quoc Tung trong 15-03-2012 - 20:19

Cái này chỉ áp dụng được cho trường hợp $n \in N$ thôi :D

Nhưng đề toán cũng chỉ yêu cầu chứng minh với n tự nhiên thôi mà.
Bài này theo em quy nạp theo n là hay nhất


#304448 $x,y,z\geq 0 ; x^{2}+y^{2}+z^{2}=xyz. tìm GTLN: P=\frac{x}{x...

Gửi bởi Le Quoc Tung trong 15-03-2012 - 20:17

Bài này làm thế này nè (đoán thôi):
Dùng BĐT: $\frac{4}{a+b}\leq \frac{1}{a}+\frac{1}{b}$
Từ đó ta có: $\sum \frac{x}{x^{2}+yz}\leq \frac{1}{4}(\sum \frac{1}{x}+\sum \frac{x}{yz})$
Mà để ý theo điều kiện đã cho thì hiển nhiên: $\sum \frac{x}{yz}=1$
Lại có $\sum \frac{1}{x}= \frac{xy+yz+xz}{xyz}= \frac{xy+yz+xz}{x^{2}+y^{2}+z^{2}}\leq 1$
Xong cộng theo vế là xong


#300933 Giải phương trình nghiệm nguyên dương sau : $(111y+xy)(111x+xy)(111xy+x^...

Gửi bởi Le Quoc Tung trong 25-02-2012 - 15:50

Có lẽ bài này được giải như sau:
$111y+xy = y(111+x).$
$111x+xy = x(111+y)$.
Để tích trên có dạng $3^z$ thì tất cả các thừa số của nó cũng phải có dạng như trên.
Vậy $111+x = 3^n$
$x = 3^m$
Do đó $3^n -3^m =111$
Hay $3^(n-1) - 3^(m-1) = 37$
Điều đó dẫn đến $m-1 =0$ hay $m=1$
Thay vào ta thấy không đúng nên kết luận luôn là pt vô nghiệm


#300931 Tìm n nd sao cho $\left\{\begin{matrix} x=2n+2003\...

Gửi bởi Le Quoc Tung trong 25-02-2012 - 15:41

Lời giải:
Một số chính phương chia 3 sẽ dư 0 hoặc 1.
Giả sử $y$ là số chính phương.
Dễ thấy $y$ không chia hết cho 3 nên $y \equiv 1 \pmod 3 \Rightarrow 2 \equiv 1 \pmod 3$:vô lý.
Vậy không tồn tại $n$ thỏa đề.

Cách giải của bạn có vấn đề rồi, rõ ràng y chia 3 dư 1 cơ mà.
Ta đặt x=a^2, y=b^2.
Khi đó $3a^{2}-2b^{2}=6n+2003.3-6n-2005.2=1999$(1)
Hiển nhiên a phải là 1 số lẻ suy ra $3a^{2}$ chia 8 dư 3!!!
Với b lẻ suy ra 2b^2 chia 8 dư 2 từ đó suy ra (1) vô lý
Với b lẻ suy ra 2b^2 chia hết cho 8 do đó (1) cũng không đúng.
Vậy kết luận phương trình trên không có nghiệm nguyên


#299405 Tính tổng $1+x+2x^2+...+nx^n$

Gửi bởi Le Quoc Tung trong 14-02-2012 - 20:22

Một cách giải khác là nhóm các hạng tử với nhau theo cặp:
1+x+x^2+.......x^n
x+x^2+...x^n
....
x^n
Từ đây ta tính tổng các cặp, cộng lại là xong ( biến đổi ra cũng được như trên)


#293402 Biện luận tam giác

Gửi bởi Le Quoc Tung trong 11-01-2012 - 22:06

Mình nghĩ bài toán này "lừa tình" rất dã man.
Thứ nhất là cạnh huyền của hai tam giác lớn không phải là một đường thẳng ( bạn cứ thử tính tan của 2 góc mà bạn nhìn có vẻ đồng vị đi, khác nhau)
Do đó, mình nghĩ tam giác trên đúng ra là bị "lõm" vào ở cạnh huyền
Tương tự, tam giác ở dưới lại "lòi" ra ở cạnh huyền
Kết quả là hinh vuông nhỏ đó sinh ra là do phần "lồi" đã bù trừ phần "lõm".
Đó chỉ là ý kiến chủ quan, mọi người xin đóng góp


#287926 Hệ $\sqrt{2x^{2}+x+1}+\sqrt{2y^{2}-y+1}=2$

Gửi bởi Le Quoc Tung trong 12-12-2011 - 21:04

Ý kiến của mình là thế này nhé:
Cộng hai phương trình theo vế

$\sqrt[4]{(2x^{2}+x+1))(2x^{2}-x+1)}= \sqrt[4]{4x^{4}+3x^{2}+1}\geq 1$
$\sqrt[4]{(2y^{2}+x+1))(2y^{2}-x+1)}= \sqrt[4]{4y^{4}+3y^{2}+1}\geq 1$
$\sqrt[4]{(2x^{2}+x+1))(2x^{2}-x+1)}+\sqrt[4]{(2y^{2}+x+1))(2y^{2}-x+1)}\geq$2
Hay 2($\sqrt[4]{(2x^{2}+x+1))(2x^{2}-x+1)}+\sqrt[4]{(2y^{2}+x+1))(2y^{2}-x+1)})\geq$4
Nhưng thực tế, khi cộng theo vế và áp dụng Côsi, ta thấy Bất đẳng thức này bị đổi chiều.
Suy ra
$\sqrt[4]{(2x^{2}+x+1))(2x^{2}-x+1)}+\sqrt[4]{(2y^{2}+x+1))(2y^{2}-x+1)}$=2
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi x=y=0
Vậy đáp số bài toán là (x;y)=(0;0)


#287770 Cho a,b,c là các số thực không âm thỏa : $a+b+c=1$. Chứng minh rằng...

Gửi bởi Le Quoc Tung trong 11-12-2011 - 19:53

Mình nghĩ bài 2 của bạn có chút nhầm lẫn, vì a+b$\geq$6 thì ta không tìm nổi giá trị nhỏ nhất
Mình nghĩ điều kiện bài toán cần sửa lại a+b$\leq$6
Khi đó, bài toán sẽ được giải như sau:
* Giá trị lớn nhất: Giá trị này có được hiển nhiên khi 4-a-b $\geq$ 0:
Khi đó
A=4.$\frac{1}{4}$a2b(4-a-b) $\leq$ 4.$\frac{(\frac{1}{2}a.2+b+4-a-b)^{4}}{16}$=4
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi a=2,b=1
*Giá trị nhỏ nhất: Giá trị này đạt được khi 4-a-b <0
Khi đó
$\left | 4-a-b \right |\leqslant 2$
$a^{2}b= 4.\frac{1}{4}a^{2}b\leq 4.\frac{(a+b)^{3}}{27} \leq 32$
Nhân theo vế ta có $\left | A \right |\leqslant 64$
Do đó A$\geq -64$
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi a=4,b=2
  • cvp yêu thích


#287711 Cho a,b,c là các số thực không âm thỏa : $a+b+c=1$. Chứng minh rằng...

Gửi bởi Le Quoc Tung trong 11-12-2011 - 16:12

Bài 3: Bài 3 là hệ quả trực tiếp của bài 1:
Ta có như sau: a(b-c)2+ b(c-a)2+c(b-a)2=(a+b+c)(ab+bc+ca) -9abc
Như vậy, bất đẳng thức được viết lại như sau:
7(ab+ bc+ca) -9abc<2
Hay 7(ab +bc + ca) <2+9abc (điều đã được chứng minh ở trên)
Ta có đpcm
  • cvp yêu thích


#287708 Cho a,b,c là các số thực không âm thỏa : $a+b+c=1$. Chứng minh rằng...

Gửi bởi Le Quoc Tung trong 11-12-2011 - 15:59

Bài 4: Ta có:
x( 2002 - X2001) = 2002x - x2002= 2002x - (x2002+1+1+1+....+1) +2001 < 2002x - 2002x +2001 = 2001
Dấu "=" xảy ra khi x=1.
P/s: Dấu < là bé hơn hoặc bằng nhé, mới đăng bài lần đầu nên.....
  • cvp yêu thích