Đến nội dung

zipienie

zipienie

Đăng ký: 23-06-2011
Offline Đăng nhập: 03-12-2023 - 21:12
***--

#740844 106 bài toán phương trình hàm từ mathlinks.ro

Gửi bởi zipienie trong 31-07-2023 - 21:27

Introduction to Functional Equations: Theory and Problem-Solving Strategies for Mathematical Competitions and Beyond

Tải sách tại

https://library.lol/...3DA70CD3FC10113


#718407 Lê Hùng Việt Bảo, Nguyễn Trọng Cảnh

Gửi bởi zipienie trong 15-12-2018 - 12:34

Về nước không phải là giải pháp duy nhất

http://tiasang.com.v...ap-duy-nhat-876

Nguyễn Trọng Cảnh - một trong hai học sinh đưa Việt Nam lên bục vinh quang trong kỳ thi Olympic Toán Quốc Tế năm 2003 tại Nhật Bản (huy chương Vàng tuyệt đối 42/42). Cuối năm đó, anh là một trong 10 thanh niên được vinh danh “Gương mặt trẻ tiêu biểu của thanh niên cả nước”. Hiện anh đang theo học năm cuối trường Đại học Bách Khoa Paris-Pháp (Ecole Polytecnique de Paris). Cuộc trao đổi hết sức cởi mở với Cảnh qua chương trình Skype- điện thoại Internet trong vòng 2 giờ, khiến tôi thực sự được sống trong thế giới khoa học của Cảnh, một thế giới có vẻ trầm lặng nhưng ẩn chứa bên trong rất nhiều năng lượng và sự bùng nổ.

Chào Cảnh, sau tấm Huy Chương Vàng…
Xin lỗi, nhưng xin phép đừng nói chuyện quá khứ nữa. Hãy coi tôi như là một sinh viên khoa học bình thường.

Vậy trong 4 năm qua, bạn đã làm được những gì?
Hai năm đầu, tôi theo học khoa toán Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, sau đó tôi sang Pháp nhập học tại trường Bách Khoa Paris tháng 10/2005. Hiện tôi đang học năm cuối ở đây. Nói chung, tôi vẫn đang ở quá trình tích luỹ kiến thức cơ bản.

Tích lũy kiến thức cơ bản? Nhưng bạn đã là sinh viên năm cuối ?
Vâng, năm sau học Master (Thạc sĩ) bọn tôi mới phải phân ngành, chương trình bên này là thế.

Vậy bạn sẽ chọn ngành gì?
Tôi dự đinh học Master về Vật Lý lý thuyết tại trường Đại học Sư Phạm Paris

Bạn đã đeo đuổi Toán khá lâu, định theo ngành Vật lý Lý thuyết, liệu sự thay đổi này có quá đường đột không?
Việc chuyển ngành này thực chất chỉ là danh nghĩa. Bởi trong 4 năm qua, tôi cũng đã được học rất nhiều về Vật Lý. Hơn nữa, niềm yêu thích của tôi là giải thích thế giới xung quanh dựa trên cơ sở lôgích. Cụ thể là những điều cơ bản chi phối thế giới. Do đó, học Toán hay Lý không quan trọng mà là nên học cái gì vào thời điểm nào để phục vụ cho mục đích của mình. Cho nên tôi cũng sẽ không bất ngờ nếu trong tương lai mình sẽ nghiên cứu thêm cả về Hoá nữa. Vả lại khoa học thì vốn không hề có biên giới.

Như vậy ngay từ lúc học cấp 3, bạn đã có ý định theo học Vật lý?
Không, hồi đó tôi chẳng để ý gì cả, cũng chưa có suy nghĩ sâu sắc xem Vật lý là gì, Toán học là gì. Thầy cô cũng không yêu cầu học sinh phải có những suy nghĩ sâu sắc qúa. Lúc ấy học Toán cũng chỉ vì niềm đam mê, thích thì học. Và vì sao thì cũng khó nói vì đó hoàn toàn là chuyện tình cảm: thích hay không thích. Mãi khi lên tới đại học tôi mới xác định cụ thể hơn.

Thời gian biểu của bạn rất đều đặn, gần như không nghỉ ngơi, liệu có nhàm chán?
Nhàm chán là cách nhìn nhận của người ngoài. Tôi không hề thấy nhàm chán. Sống để làm điều mình thích thì chẳng bao giờ chán. Đôi lúc có cảm thấy thế thật thì cũng phải chịu thôi, nếu không sẽ phải từ bỏ giấc mơ khoa học. Muốn học tốt thì buộc phải có thời gian biểu cố định và cả sức khỏe nữa. (Ít ra là trong ngành khoa học của tôi).

Ước mơ của bạn là gì ? bạn có muốn thành công?
Thế nào là thành công, điều này khó nói lắm nên tốt nhất là mình đừng nghĩ đến nó. Theo tôi thì thành công hay không - không quan trọng mà định hướng cuộc đời mới là quan trọng: sống tốt, làm việc mình yêu và vừa sức. Hơn nữa thành công không nhất thiết phải mang tính cá nhân. Tôi nhớ trước kia, đã có rất nhiều người phải bỏ mạng khi cố gắng bay vượt biển Manche (Anh-Pháp), chỉ đến khi có người đầu tiên thành công mới được tôn vinh. Tôi nghĩ sự tôn vinh này không chỉ dành riêng cho người thành công, mà còn cả cho những người đã bỏ xác trên biển. Cũng chính nhờ những người đó mà mới có nền hàng không phát triển rực rỡ như ngày hôm nay. Do vậy tôi quan niệm tốt nhất là khi làm mình đừng nghĩ đến chuyện thành công, có thế thì khi thất bại mình mới đủ can đảm để vượt qua nó.

Có cơ hội theo học ở những trường hàng đầu của cả Việt Nam và Pháp, bạn có nhận xét gì về sự khác biệt ?
Tôi không muốn dùng từ so sánh, bởi so sánh dễ làm người ta liên tưởng đến chuyện hơn kém. Chả cần nói ai cũng biết điều kiện học và làm khoa học ở Pháp tốt hơn ở Việt Nam. Nhưng tôi không bao giờ thất vọng về điều kiện học của mình trước đây ở Việt Nam. Bởi chính những điều đó đã góp phần tạo nên con người tôi bây giờ.
Còn điều kiện học ở đây đúng là rất tốt: thư viện phong phú, phòng thí nghiệm hiện đại…. Bọn tôi có điều kiện giao lưu với nhiều nền văn hoá, trang thiết bị giải trí, thể thao luôn có sẵn trong trường. Ăn uống thì có căng tin, kể cả bữa sáng. Đặc biệt nhất là các giáo sư liên tục cập nhật các kiến thức mới vào bài giảng.
Tôi hy vọng các bạn trong nước cũng sẽ có điều kiện đọc những tài liệu của nước ngoài. Một hệ thống thư viện tốt là vô cùng quan trọng. Các trường đại học có thể hợp tác với nhau trong lĩnh vực này để giảm chi phí.

Bạn sẽ trở về Việt Nam làm việc sau khi học xong?
Đây là một câu hỏi rất phổ biến. Nó cũng không khác nào hỏi một sinh viên từ các tỉnh lên Hà Nội học là họ có về quê làm việc hay không. Nó sẽ đẩy người trả lời vào một thế rất khó. Tất nhiên là ai cũng muốn được sống và làm việc tại quê hương, gần gia đình nhưng không ai nói trước được điều gì. Với cả về thì sẽ làm gì? Về tốt cho công việc của bản thân và cho cộng đồng thì hẵng về.

Nhưng bạn cũng biết là Việt Nam đang rất thiếu chất xám, nhất là trong các ngành khoa học cơ bản.
Điều này rất đúng. Nước ta cần rất nhiều chất xám, cần sự đóng góp trực tiếp của các nhà khoa trẻ có trình độ. Trở về - đó là một giải pháp, nhưng không phải là duy nhất, cũng không phải là điều kiện cần và đủ để phát triển nền khoa học công nghệ ở Việt Nam. Cẩn thận không lại cứ cắm đầu vào đếm xem có bao nhiêu phần trăm trở về mà lại quên đi cái cốt lõi đằng sau nó. Mà đóng góp thì tôi nghĩ không thiếu gì cách. Ví dụ tôi thấy việc xây dựng được một mạng lưới xuyên suốt giữa các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước là điều rất cần thiết. Ngoài ra, một nền khoa học phát triển thì luôn đi liền với kinh tế. Không phải ngẫu nhiên là những nước Mỹ Nhật hay Đức lại là những nước có nền khoa học phát triển nhất. Do vậy việc có một kế hoạch đồng bộ để phát triển tất cả các ngành là rất quan trọng. Còn cụ thể hơn thì phải hỏi những nhà quản lí. Dù sao tôi vẫn chỉ là một sinh viên.


#718406 Lê Hùng Việt Bảo, Nguyễn Trọng Cảnh

Gửi bởi zipienie trong 15-12-2018 - 11:53

Đây là bài viết nói về Lê Hùng Việt BảoNguyễn Trọng Cảnh, hai thành viên trong đội tuyển Việt Nam dự thi IMO năm 2003 tại Nhật Bản và cùng đạt được số điểm tuyệt đối 42/42. Hiện tại các anh vẫn đang rất thành công trên con đường toán học.

Lê Hùng Việt Bảo
Thành tích nổi bật:
- Là học sinh lớp 11 đạt huy chương vàng với số điểm tuyệt đối môn toán kỳ thi Olympic toán quốc tế năm học 2003.
- Liên tục từ năm 2000 – 2003 đạt giải Nhất, Nhì trong các cuộc thi của Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ.
Lê Hùng Viết Bảo là một trong những thí sinh xuất sắc của nước ta vượt qua gần 500 đối thủ của 85 nước trên thế giới đoạt huy chương vàng với số điểm tuyệt đối môn toán kỳ thi Olympic toán quốc tế năm 2003, được tổ chức ở Nhật Bản. Trong cuộc bầu chọn những gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2003, Lê Hùng Viết Bảo vinh dự được bình chọn với số phiếu cao. Để có được những thành công đó, anh đã phải nỗ lực, cố gắng từ những ngày còn bé thơ ở xứ người.
Năm 1991, khi mới lên 5 tuổi Lê Hùng Viết Bảo theo bố mẹ sang Đức, ở xa quê hương, sống cùng các bạn quốc tế, tưởng chừng như Lê Hùng Viết Bảo sẽ bị “lép vế” khi ngôn ngữ bất đồng, thế nhưng thật bất ngờ Việt Bảo học ngoại ngữ rất nhanh, trong thời gian ngắn đã giao tiếp thông thạo với các bạn nước ngoài. Đồng thời khi học trường Meserburg West, cậu bé Việt Nam này đã làm cho các bạn nhỏ quốc tế phải thán phục khi luôn dẫn đầu lớp. Trong các cuộc thi tài với bao bạn nước ngoài lớn hơn mình cả cái đầu Việt Bảo luôn bỏ xa họ để giành vị trí thứ nhất.

Việt Bảo kể rằng: Tuy ở xa quê hương nhưng Việt Bảo luôn được bố mẹ kể cho nghe về lịch sử chống ngoại xâm oai hùng của dân tộc, thế hệ cha anh đã đổ biết bao xương máu chiến đấu và chiến thắng các cường quốc hùng mạnh như: Phong kiến phương Bắc, đế quốc Pháp, Mỹ… Rồi bố mẹ động viên Bảo cố gắng học tập. Ngày ngày, Bảo phải học hai buổi, một buổi học ở trường với bạn bè, thầy cô là người nước ngoài, còn một buổi do chính mẹ của Bảo dạy các môn học theo sách giáo khoa của Việt Nam. Trong khi đó, các bạn nhỏ cùng trang lứa với Việt Bảo ở bên Đức lịch học nhẹ và luôn kết hợp với những trò chơi bổ ích cùng việc học tập. Có lẽ do không cùng màu da sắc tộc nên Việt Bảo luôn có ý nghĩ mình phải cố gắng để kịp và vượt các bạn nước ngoài. Vì vậy, Việt Bảo tự giác học chăm lắm, ngoài giờ học Việt Bảo còn nhờ bố mẹ mượn cho rất nhiều loại sách về đọc, Bảo đặc biệt yêu thích là sách Toán và các truyện khoa học viễn tưởng, nhất là các truyện viết về những con khủng long thời cổ đại. Việt Bảo còn sáng tạo ra một số trò chơi liên quan đến loài khủng long, được các bạn nhỏ nước ngoài rất thích và các bạn đã gọi đùa Việt Bảo bằng cái tên rất lạ “Bảo Khủng Long”.
Diệp Hoa (Theo NXB Thanh Niên)
Sau 5 năm học xong bậc tiểu học bên Đức, bố mẹ Việt Bảo hết nhiệm kỳ công tác, Việt Bảo trở về Việt Nam học tại trường THCS Nguyễn Trường Tộ - Hà Nội. Sau một thời gian bắt nhịp học ở môi trường mới, Việt Bảo vươn lên dẫn đầu lớp. Các bạn trong lớp mỗi khi gặp bài toán khó là nghĩ ngay đến Việt Bảo, bởi Bảo thường tìm ra những phương pháp nhanh và chính xác nhất. Có lẽ đó là phương pháp tư duy mà Bảo từng được học ở nước ngoài nên khi tiếp cận các bài toán khó em rất bình tĩnh suy luận rồi tìm ra cách giải nhanh nhất. Đồng thời, em cũng thường hay kể cho các bạn nghe về nước Đức xa xôi đầy ắp những kỷ niệm thời thơ bé của mình và Bảo trở thành cầu nối cho các bạn nhỏ Việt Nam - Đức làm quen kết bạn với nhau. Liên tiếp trong 4 năm học ở phổ thông trung học cơ sở, Bảo luôn là gương mặt học sinh ưu tú của trường được chọn đi thi học sinh giỏi cấp quận và thành phố. Năm nào đi thi em cũng giành được giải thưởng về cho trường. Có những năm Bảo được chọn đi thi học sinh giỏi cả hai môn học như Toán, lý hoặc Toán, Tin học và em đã không phụ niềm tin mà thầy cô cùng bạn bè gửi gắm, “rinh” về cho trường những giải thưởng cao quý nhất. Với sức học nổi trội của mình nên Việt Bảo đã thi đỗ vào trường Đại học khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2002 – 2003 Việt Bảo lại vinh dự đoạt giải ba trong kỳ thi Toán toàn quốc (Năm đó không có giải nhất và giải nhì).
Gặp Lê Hùng Việt Bảo tại nhà riêng ở khu tập thể Đại học Bách Khoa – Hà Nội, ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là Bảo rất gầy, cao 1m72 nhưng chỉ nặng 42kg. Phải chăng vì mải mê học tập mà Việt Bảo gầy như vậy? – Tôi hỏi.
- Dạ, em học cũng vừa thôi nhưng có lẽ do em vẫn giữ thói quen sinh hoạt giống ở bên Đức hồi bé mà Việt Nam không hợp lắm. Em có thể ăn khoai tây với bánh mỳ cả tháng trời mà không cần phải ăn cơm. Song cũng có nhiều hôm mà bố mẹ đi vắng, em ngồi lỳ trên mạng Internet cả ngày trời, truy cập vào những địa chỉ toán học có nhiều bài tập mới, tìm cách giải mà chỉ gặm mỗi cái bánh mỳ và uống cốc nước lọc, vì vậy mà em không béo được (cười).
- Bí quyết nào để Việt Bảo luôn chiến thắng trong các cuộc thi tài?
- Em không có bí quyết gì đâu, đó là nhờ sự giảng dạy tận tình của thầy cô và động viên giúp đỡ của bố mẹ và các bạn nên em bước vào phòng thi rất tự tin. Và cũng nhờ em có thuận lợi hơn các bạn khác là bố mẹ em đều là giảng viên trường Đại học Bách Khoa – Hà Nội nên mỗi khi gặp bài tập nào khó là em thường được sự chỉ bảo của bố mẹ ngay. Và em cũng được thầy cô giáo cho mượn những đề thi của các kỳ thi trước đó nên em cũng quen với phương pháp giải các bài tập trong các kỳ thi, nhờ vậy mà khi đi thi em không bị run.
Bình tĩnh, tự tin là một trong những thế mạnh của Lê Hùng Việt Bảo bởi em đã được tôi luyện trong các kỳ thi tài suốt từ hồi còn học ở phổ thông trung học cơ sở. Thế nhưng, tôi biết Việt Bảo còn là một người đầy tình nhân ái, biết cảm thông và chia sẻ với những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình. Khi đoạt huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế, có rất nhiều bạn đã viết thư làm quen với Bảo, và trong đó có những người bạn học giỏi nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà khi học lên bậc trung học, bạn đã có ý định nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình. Việt Bảo đã viết thư động viên bạn đó cố gắng vượt qua khó khăn, tiếp tục đi học và Bảo đã trích một phần số tiền được tặng thưởng mà em đoạt giải ở các kỳ thi trong nước và quốc tế để giúp đỡ bạn đó, với mong muốn mình sẽ sẻ chia phần nào những khó khăn vất vả của những người bạn đó, để các bạn có thể tiếp tục được đi học như mình. Đặc biệt, Việt Bảo rất giản dị, khi được lĩnh tiền thưởng những kỳ thi, Bảo không hề sắm sửa cho mình những bộ quần áo mới hay vật dụng gì khác mà Bảo đem gửi mẹ hết. Mỗi khi có đợt quyên góp tiền ủng hộ người nghèo hay đồng bào ở những vùng bị bão lụt, Việt Bảo xin phép bố mẹ trích phần tiền riêng của mình có được đó để ủng hộ.
Đồng thời, Việt Bảo có một điều mà khiến bạn bè trêu và gọi là Bảo “gàn”, bởi bảo không hề thích đi xe máy. Việt Bảo tâm sự: “Nhà em có 1 chiếc xe máy, bố mẹ mua cho em đi nhưng em thích đạp xe bởi vì em thấy đó là hình thức tập thể dục thường xuyên và hiệu quả giúp em có sức khỏe tốt để học tập, vui chơi. Đi xe máy sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống, làm cho không khí bị ô nhiễm. Mặt khác nếu đi xe máy thì phải tiêu thụ xăng, em đọc báo thấy mỗi năm Nhà nước phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để bù lỗ và trợ giá cho xăng dầu ở nước ta, em không đi xe máy thì Nhà nước sẽ đỡ một phần phải bù lỗ cho em, cho dù đó là số tiền rất nhỏ”. Đó có lẽ là một trong những phẩm chất tốt đẹp đáng trân trọng của chàng trai “Vàng” Lê Hùng Việt Bảo mà không phải ai cũng có được.
Khi chúng tôi viết bài này thì Việt Bảo đã có sự lựa chọn hướng đi cho tương lai của mình, em không chọn những ngành học đang được nhiều người đua nhau vào học như: Ngoại thương, Tin học, Kinh tế… mà em lại thêm một lần “gàn” nữa là em chọn học khoa toán của trường Đại học Quốc gia – Hà Nội. Bởi Bảo mong muốn sau này mình sẽ trở thành nhà khoa học chuyên nghiên cứu Toán học, em tâm sự: “Ai cũng tưởng Toán học chỉ là những con số khô khan, nhưng càng đi sâu thì càng thấy sự kỳ diệu và hấp dẫn của Toán học. Đơn giản em chọn đi theo ngành Toán học vì sự đam mê và mong muốn với những vốn kiến thức của em sẽ phần nào góp phần vào sự phát triển của ngành Toán học nước ta”. Tôi thầm chúc cho ước muốn tốt đẹp của Việt Bảo sẽ được chắp cánh bay xa và bay cao hơn nữa.

NGUYỄN TRỌNG CẢNH

Thành tích nổi bật:

- Giải Ba môn Toán kì thi học sinh giỏi toàn quốc năm 2002 – 2003.
- Huy chương Vàng Olympic quốc tế môn Toán tổ chức tại Nhật Bản tháng 7 – 2003.

Sinh năm 1985 ở Làng Vòng, một làng nổi tiếng về nghề làm cốm ở Hà Nội, từ lúc vừa chập chững biết đi, biết gọi bà, gọi bố, cũng là lúc cậu bé Cảnh được thưởng thức hương vị đặc biệt của loại cốm này do chính tay ông bà nội làm. Lên 4, lên 5, đang tuổi mê ngủ hơn mê ăn, mà sáng nào cũng chỉ tín nhiệm một mình Cảnh “mở hàng” cho bà.Vì vậy, cứ 4h sáng là mẹ đánh thức Cảnh dậy, chạy ù ra ngõ, loanh quanh một vòng rồi lại chạy về nhà, sà vào sẹt cốm của bà bốc một nắm rõ to. Lần nào cũng vậy, Cảnh tự nhủ “Chỉ cần làm xong công việc trọng đại bà giao là phải vào làm một giấc ngủ dài, bù lại nỗi sợ, nỗi thiếu ngủ do giữa chừng bị đánh thức, bị bóng tối bủa vây, khi mặt trời còn chìm trong những đám mây đen xa lắc”.. Song, thật kỳ lạ, hễ bập vào mùi vị của cốm toát ra từ những chiếc lá sen xanh là nỗi sợ hãi cùng cơn buồn ngủ biến mất…Cảnh ngồi cạnh bà, mở to đôi mắt háo hức nhìn bà gói từng nắm cốm vào trong chiếc lá sen đem đi chợ bán, loáng một cái là hết.
Cho đến bây giờ Cảnh cũng không sao hiểu nổi vì sao những hạt cốm bà làm lại thơm ngon đến thế, vừa dẻo vừa săn, nhai quánh lại trong vòm họng và hương vị thì không sao quên được. Khi ông bà già, không còn làm được cốm nữa, cả năm mới được ăn vài lần vào mùa cốm do mẹ mua, dù là loại cốm đắt tiền nhất, Cảnh vẫn không sao tìm lại mùi vị của nắm cốm ngày xưa và cảm thấy hẫng hụt như mất đi một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng trong quãng đời thơ bé của mình.

Lên lớp 3, trường phổ thông cơ sở Dịch Vọng nơi Cảnh học mở kỳ thi tuyển học sinh vào lớp chuyên Toán của trường. Hồi ấy các hệ chuyên chưa mở rộng như bây giờ, vì vậy cả trường chỉ có một lớp A thuộc hệ chuyên Toán hoặc chuyên Văn duy nhất, thế là Cảnh nộp đơn thi vào và được toại nguyện. Từ đó như một sự tình cờ may mắn, Cảnh coi toán học là hành trang kiến thức không thể thiếu trong cuộc đời mình, dù trong dòng tộc, từ ông, bà, cha, mẹ không ai được đào tạo chuyên sâu về Toán, Cảnh vẫn tin vào năng lực tiềm tàng của mình. Trong suốt quá trình học, các thầy vẫn bảo: “Khả năng của con người là vô hạn, vấn đề là ở chỗ mình có đủ tự tin để đào sâu, suy nghĩ, khai thác hết tiềm lực của mình hay không?”.

12 năm học, cứ đến hẹn lại lên, hết phổ thông cơ sở Dịch Vọng hệ chuyên Toán, với thành tích vô cùng khiêm tốn: Giải Nhì thành phố, Cảnh chuyển sang phổ thông trung học Lê Quý Đôn, được chọn vào đội tuyển và đạt giải khuyến khích Toán thành phố… Lên cấp III, nhà ngay gần trường Đại học Sư phạm, cùng với bao nhiêu bạn bè cùng chí hướng, Cảnh làm đơn dự tuyển và trở thành học sinh khối chuyên Toán hệ phổ thông trung học của trường, rồi bắt đầu mon men đến các giải thưởng trong đội tuyển quốc gia. Từ chỗ chỉ lọt vào đổi tuyển lớp 11 đến khi đạt giải Ba lớp 12, rồi vào đội 6 người đi thi Toán quốc tế và đỗ điểm tuyệt đối 42/42 - đối với Cảnh là một bước tiến dài, cũng là một sự khẳng định vô cùng ngoạn mục.

Tâm sự với tôi, Cảnh kể:
- Toán học có sự nghiệt ngã riêng của nó cô ạ, chỉ cần mình dừng lại một chút là có bạn vượt lên ngay rồi, hơn nhau chỉ ¼ và ½ điểm là kết quả đã một trời một vực. Giống như bất cứ bộ môn khoa học nào, Toán học rất ghét sự gặp may mắn và thiếu trung thực.
- Yếu tố nào đã giúp cháu đạt được kết quả tuyệt đối như vừa rồi? – Tôi hỏi:
Cảnh không ngần ngại, khẳng định:
- Tất nhiên là nhờ các thầy cô rồi. Cháu có một môi trường cực kỳ thuận lợi là cả một đội ngũ các thầy cô từ lớp 3 lên lớp 12 và hệ đại học, bây giờ cũng vậy. Ở bất cứ lớp nào, cháu và bạn bè trong lớp cũng được coi là đối tượng đặc biệt để thầy cô đào tạo, chăm sóc, khám phá, bồi dưỡng năng khiếu của bản thân. Hạt giống dù non nớt, nhưng gặp được điều kiện nắng, gió, môi trường và độ ẩm như thế, cô bảo cớm nắng, còi cọc, làm sao được?
- Đồng ý, nhưng đã bao giờ cháu gặp phải một bài toàn khó, không giải được và coi Toán học như một áp lực đè nặng trên vai mình?
- Chuyện thường tình mà cô, lĩnh vực Toán học mênh mông lắm, bọn cháu chỉ là những người thám hiểm lần đầu trên mảnh đất đầy bí ẩn, khơi gợi ấy. Gặp phải những vấn đề hóc búa không giải nổi là chuyện bình thường, thậm chí có những bài, cháu và các bạn phải giải cả tháng, cả năm, cùng sự hướng dẫn giúp đỡ của các thầy mới ra được ấy chứ… Có điều, đã coi Toán học là hành trang kiến thức trong cuộc đời mình, là niềm vui, sự đam mê, hứng thú thì không bao giờ lại trở thành áp lực với mình cả.
- Gặp cháu, cô ngạc nhiên lắm, trông cháu chẳng có dáng dấp gì của một thần đồng Toán học cả, nghĩa là ngập đầu trong các công thức, các định nghĩa, khái niệm, phương trình đến mức ngơ ngác giữa đời thường?
- Đâu đến nỗi thế hả cô? Cháu không bao giờ coi giải thưởng, thành tích là áp lực cho việc phấn đầu của mình, ngược lại coi nó như một lực cản. Cháu học vì hứng thú, đam mê, vì những thứ mình lượm hái được trong kho tàng kiến thức nhân loại, thông qua sự giúp đỡ dẫn dắt của các thầy, còn giải thưởng chỉ là những bó hoa thắm trên chặng đường gai góc mình nhận được qua các kỳ thi vượt rào, vượt cấp để khẳng định mình giữa lòng bạn bè, người thân mà thôi!
- Chình vì thế cháu rất tự tin? Trước khi đi thi cháu có dám nghĩ tới kết quả tuyệt vời này không?
- Chẳng ai dám quả quyết trước kết quả của mình, nhất là sự đạt được điểm tối đa, kể cả những người đã từng có số điểm cao nhất trong kỳ thi quốc gia cũng không dám nghĩ tới điều đó, bởi chỉ nhầm một phép tính, sai một dấu phẩy, thừa một con số, hay bỏ qua một bài là đủ để… “Ngậm ngùi” cả đời rồi, huống hồ một người chưa phải vượt trội trong đội tuyển quốc gia như cháu.
- Hay thật. Thế lý do nào khiến cháu ra quân trận đầu đại thắng như thế. Không phải gặp tình cờ, gặp may như bước đầu đến với lớp chọn từ hồi lớp 3 chứ?
Không hề ngần ngại, Cảnh trả lời:
- Điều đầu tiên cháu phải cảm ơn các thầy đã giúp cháu rèn luyện được phương pháp tư duy để gặp bất kỳ dạng bài nào cũng có cách giải. Học để nhớ, để vận dụng, đào sâu, chứ không phải học thật nhiều, giải thật nhiều các dạng Toán, khiến đầu óc rối tinh rối mù và … quên đâu cô ạ. Kỳ thi diễn ra làm hai buổi, mỗi buổi bốn tiếng rưỡi, gồm 3 đề ứng với 3 bài, mỗi bài theo đúng quy định: Giải được, giải đúng, cách giải khoa học, lập luận chính xác, sáng tạo, hợp lôgic sẽ được 7 điểm. Cháu thấy bài thi cũng chẳng có gì khác biệt so với những điều đã được lĩnh hội từ các thầy…. Thế là chẳng còn thời gian để hồi hộp, phân vân nữa, bắt tay vào giải luôn, mặc thời gian trôi qua lúc nào, cả phòng thi, cả 500 đối thủ dự thi từ 85 quốc gia và các thầy cô coi thi… Tất cả dường như không tồn tại, chỉ có tư duy Toán học hiện rõ nét trong đầu và tiếng ngòi bút chạy rào rào trên trang giấy….
Nhìn Cảnh khỏe khoắn trong chiếc áo phông in nổi tiếng của trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia, chiếc mũ cát – két trên đầu, tôi thật sự xúc động. Vẻ đẹp của tuổi “Bẻ gãy sừng trâu”, của sự tự tin, của trí sáng tạo cứ ngời lên trong mắt, trong từng cử chỉ, nét mặt của cậu bé… Nếu coi, “Chiều cao của người đàn ông là từ vầng trán đến bầu trời” thì Cảnh quả là người có chiều cao lý tưởng khi đã tự nâng mình lên một tầm cao mới cho bản thân cũng như cho thế hệ trẻ Việt Nam như thế. Lần thứ 2, sau 44 kỳ thi Toán quốc tế, Việt Nam lại được sánh vai các cường quốc năm châu ở vị trí tương đối đặc biệt: Xếp thứ 4 trên tổng số 85 nước, chỉ sau Bungari, Trung Quốc và Mỹ. Nước chủ nhà vinh dự đăng cai kỳ thi lần này cũng chỉ được đứng thứ 9. Hy vọng đến năm 2007, khi Việt Nam là tổ chức cuộc thi, thành tích còn bật trội hơn nữa.
- Cháu cũng nghĩ thế - Cảnh thành thực bày tỏ - Vì đi đến đâu người Việt Nam mình cũng được xem là có tố chất rõ rệt trong lĩnh vực Toán học. Ngay từ bé, cháu đã được nghe tên tuổi các cô như chú Phan Vũ Diễm Hằng, Lê Bá Khánh Trình. Đến năm 1999, đoàn Việt Nam lại được đứng thứ 3… Vì vậy, không có lý do gì để năm 2007 này, nước mình lại không sánh với các cường quốc mạnh như Trung Quốc và Mỹ.
- Cô hiểu – Tôi vui vẻ xác nhận – Nhưng để đạt được số điểm tuyệt đối: Cả 6 bài đều đúng, không sai một dấu phẩy, một nét gạch xóa như vậy thì quả là kỳ diệu, quá sức tưởng tượng… Hay thiên tài là dấu hiệu về giới tính thứ hai của nam giới?
Cảnh cười:
- Cô lại trêu cháu rồi, trong số các bạn dự thi các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học của Việt Nam… đâu có thiếu con gái, đặc biệt là bạn Cao Thị Phương Anh, thi hai năm liền vẫn đoạt Huy chương Vàng, hay là em Lê Hùng Việt Bảo cũng vậy, mới học lớp 1 tưởng đi thi là để tập dượt, ai ngờ cũng đạt điểm tối đa: 42 điểm trên 6 bài thi… Cháu mới được Huy chương Vàng lần đầu, đâu đã phải ghê gớm gì. Thành tích phải lặp đi lặp lại nhiều lần mới có thể kết luận được cô ạ.
- Trong số 85 nước dự thi, có mấy người được điểm tuyệt đối như cháu?
- Dạ có ba. Hai người Việt Nam là Lê Hùng Việt Bảo, cháu và một bạn nữa người Trung Quốc.
- Có được kết quả như thế này, chắc bố mẹ cháu vui lắm?
- Vâng, tiếc là một bạn đã nhanh tay báo kết quả thi về nhà qua điện thoại cho gia đình và bố mẹ cháu biết rồi, cháu chỉ gọi điện thoại về để xác nhận kết quả của mình thôi - Cảnh cười, hàm răng trắng bóng khỏe mạnh.
12 ngày ở lại Nhật, đất nước mặt trời mọc, nơi tự do và văn minh hiện diện trên từng mái nhà, mét đất đối với Cảnh là một kỷ niệm đẹp đẽ, huy hoàng, mãi mãi lưu lại trong ký ức.
Thi ngày hôm trước, hôm sau các thầy đã tiến hành chấm và công bố kết quả ngay khu vực thí sinh ở. Gần 500 con người thuộc 85 quốc gia với đủ chủng tộc, quốc tịch, màu da, sắc tóc khác nhau đều chen vai thích cánh xem điểm của mình. Ngày thứ nhất, thứ hai rồi thứ ba… cho đến khi biết được trọn vẹn cả 6 bài, chỉ toàn … “7,7 và lại 7 nữa kìa”, mọi nỗi hồi hộp tan biến, thay vào đó là niềm vui dâng trào, cả đoàn nhảy lên ôm choàng lấy nhau trong nỗi nghẹn ngào sung sướng… “Vui nổ trời” và mừng đến... thót tim.
Ngày trao giải thưởng, đích thân Thái Tử và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nhật Bản đến dự, bắt tay thân mật rồi trao Bằng khen, Huy chương tới từng người. Ba tấm Huy chươngVàng cao quý nhất được trao cho ba gương mặt trẻ của hai nước láng giềng Việt Nam và Trung Quốc, sau đó là 33 chiếc có điểm số từ 39 đến 41 của các quốc gia khác….
Sau cái bắt tay nồng nhiệt của Bộ trưởng, lời chúc mừng chân thành của Thái Tử là hàng chục tràng pháo tay vang lên… cả hội trường rộng như chao nghiêng vì niềm vui sướng bất tận này. Thật không có phần thưởng nào cao quý, đích thực hơn đối với Bảo, Cảnh và toàn đoàn Việt Nam lúc đó. Không hề có cờ đỏ sao vàng, khẩu hiệu, ảnh Bác, mà lời Bác cứ như vọng bên tai: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu… Dân tộc Việt Nam có những gương mặt trẻ đẹp và giỏi giang thế này ắt sẽ là dân tộc mạnh, sánh vai các cường quốc năm châu…”.
Tạm biệt Cảnh, tôi hỏi câu cuối:
- Sắp tới, cháu có dự định gì không? Đi nước ngoài học, hay chuyển đổi ngành nghề chẳng hạn?
Cảnh bối rối:
- Hiện tại, cháu không có ý định gì cả, vì ngôi trường mình học là quá chuẩn so với các trường đại học trên thế giới. Về máy móc, phương tiện có thể chưa bằng, nhưng sự tân tụy, nhiệt tình, và phương pháp giảng dạy của các thầy, cháu tin không thua kém bất cứ nơi nào. Nhờ được các thầy coi là đối tượng để đào tạo, là vườn ươm tài năng cho nước nhà nên cháu cũng như 17 bạn trong lớp tự thấy không nhất thiết phải đi đâu. Thành thực, cháu chỉ mong có thể chia nhỏ mình hơn nữa để lĩnh hội được nhiều hơn. Với riêng lĩnh vực khoa học này, cháu có bao nhiêu điều phải học, phải biết, phải có thời gian để giải tỏa niềm đam mê, hứng thú và khát khao khám phá. Từ bộ môn giải tích, đại số, hình học, số học, tổ hợp vv… mỗi bộ môn đều có cái hay riêng của nó, vừa cụ thể, vừa hình tượng… khiến cháu không thể dứt ra được, nên cháu cũng không nghĩ tới việc chuyển đổi ngành nghề.
Khi tôi kết thúc bài viết này cũng là lúc Cảnh được mời đến Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhận Bằng khen, giải thưởng. Cuộc trao giải càng thêm phần ý nghĩa vì Chủ tịch Trần Đức Lương cũng đến dự và trao phần thưởng cho các tài năng trẻ. Trong số đó, Cảnh cùng Việt Bảo là hai gương mặt xứng đáng nhất…
Với tài năng của mình, tôi tin Nguyễn Trọng Cảnh - người vừa đoạt Huy chương Vàng Olympic tháng 7 năm 2003 tại Nhật Bản, sinh viên K7 hệ đào tạo Cử nhân tài năng khoa Toán trường Đại học Khao học Tự nhiên - Đại học Quốc gia sẽ còn tiếp tục vươn cao hơn nữa trong bảng thành tích của mình. Một cậu bé làng Vòng rất mê cốm và cũng là một chàng trai Vàng của ngành Toán học Việt Nam trong tương lại.

Nguồn: ST


#716949 Sách Ôn thi vào lớp 10 Trung học phổ thông chuyên môn Toán

Gửi bởi zipienie trong 27-10-2018 - 19:10

Mình có tài liệu :
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường chất lượng cao và trường Chuyên môn Toán.
Tác giả : Lưu Xuân Tình;Nguyễn Tiến Trung

Hình gửi kèm

  • Screenshot_2018-10-27-19-01-04.png



#716156 Chứng minh $x + y \ge 0$

Gửi bởi zipienie trong 30-09-2018 - 17:29

1/ Cho $(\sqrt {{y^2-x^3}} - x)(\sqrt {{x^2} + y^3} - y) =y^3$ , chứng minh rằng \[x + y = 0\]

2/ Cho $(\sqrt {{x^2+y^4}} - x)(\sqrt {{y^2} + x^4} - y) \le x^2 y^2$ , chứng minh rằng \[x + y \ge 0\]




#702052 Công thức tính thể tích vạn năng

Gửi bởi zipienie trong 22-02-2018 - 12:16

Screenshot_2018-02-13-22-02-41.png
Screenshot_2018-02-13-22-02-55.png
Screenshot_2018-02-13-22-03-23.png


#702051 Công thức tính thể tích vạn năng

Gửi bởi zipienie trong 22-02-2018 - 12:12

Công thức tính thể tích vạn năng ( công thức Simpson).

Screenshot_2018-02-21-21-05-49.png
Screenshot_2018-02-21-21-06-18.png
Screenshot_2018-02-21-21-06-32.png
IMG_20180221_211349.jpg


#695074 Một số luận văn, tài liệu toán tham khảo

Gửi bởi zipienie trong 19-10-2017 - 12:56

Các bạn có muốn mình tiếp tục đăng các tài liệu luận văn mới tại đây không?

Có thể gửi email tới địa chỉ nam9921(at)gmail.com với (at) là @


#695068 Toán học thế kỷ $21$ GS Nguyễn Duy Tiến

Gửi bởi zipienie trong 19-10-2017 - 11:07

Đây là bài viết của GS Nguyễn Duy Tiến vào đầu thế kỷ $21$ này trên báo TOÁN HỌC VÀ TUỔI TRẺ.
IMG_20170805_043650.jpg
IMG_20170805_043607.jpg


#695067 Tài liệu thi HSG Lớp 9 + ôn thi lớp 10 ( chuyên ).

Gửi bởi zipienie trong 19-10-2017 - 10:57

Đề thi QG toán lớp 9
IMG_20170805_112706.jpg


#690501 Tổng tập tạp chí Toán tuổi thơ 2 từ 2005 đến 2016

Gửi bởi zipienie trong 14-08-2017 - 15:43

Tổng tập tạp chí Toán tuổi thơ 2

 

https://drive.google.com/file/d/0B9gHR08k0lGITFNHRTllTDRFcEk

https://drive.google...UktBZFZfOEpMQVU

https://drive.google...aGNmbW92OGVqbUU

https://drive.google...MHJqR2NNeXBQN3M

https://drive.google...WUNycmdha3J5cms

https://drive.google...Tm04RkdaOVlQZFU

https://drive.google...akVkelVvd2FsNk0

https://drive.google...TlJNdlBpcVZjaHc

https://drive.google...OHp3THVrNUR1bG8
 




#671442 Tội phạm và động đất

Gửi bởi zipienie trong 13-02-2017 - 12:31

Tạp chí do nhóm soạn
http://www.mediafire...z7zulejg13674pk


#657852 Một số luận văn, tài liệu toán tham khảo

Gửi bởi zipienie trong 14-10-2016 - 20:27

Sách, Giáo Trình, Tài Liệu, Luận Văn

Hiện nay, mình và một số bạn đã lập ra page https://m.facebook.c...75827762692686/ Với mục đích cung cấp tới các thầy cô giáo, các bạn học sinh, sinh viên, những đọc giả quan tâm các loại Sách, Giáo Trình, Tài Liệu, Luận Văn, Luận Án dưới dạng pdf nhằm phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu. Các tài liệu bao gồm nhiều lĩnh vực trong đời sống như Kĩ Thuật ( Cơ, Điện, Điện Tử ) , Kinh Tế, Y Học, Công Nghệ Thông Tin ( Lập Trình, Bảo Mật, Mạng Máy Tính), Ngoại Ngữ (Tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn, Pháp, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Thái, Lào ), Khoa Học Tự Nhiên (Toán , Vật Lý, Hoá Học, Thiên Văn), Khoa Học Xã Hội, Nông Nghiệp (Nông, Lâm, Thú Y ), ... Và nhiều lĩnh vực khác. Số tài liệu đang có khoảng 5000 và được cập nhật.

Hoan nghênh các bạn quan tâm và vui lòng gửi các ý kiến, yêu cầu đến email nam9921(at)gmail.com với (at) là @ , bạn cũng có thể inbox qua page.


#646129 $\sqrt[5]{a}+\sqrt[5]{b}+\sqrt[5]...

Gửi bởi zipienie trong 23-07-2016 - 16:01

Gọi a,b,c là 3 nghiệm của phương trình $ x^3+15x^2-198x+1=0$. Chứng minh rằng $$\sqrt[5]{a}+\sqrt[5]{b}+\sqrt[5]{c}=0$$


#644121 $8^x+27^x+2\cdot30^x+54^x+60^x= 12^x+18^x+20^x+24^x+45^x+90^x.$

Gửi bởi zipienie trong 08-07-2016 - 16:14

Giải phương trình trên tập số thực $$8^x+27^x+2\cdot30^x+54^x+60^x= 12^x+18^x+20^x+24^x+45^x+90^x.$$