Đến nội dung

dangquochoi

dangquochoi

Đăng ký: 28-07-2011
Offline Đăng nhập: 26-10-2022 - 16:21
-----

#543075 Tính diện tích hình chữ nhật $ABCD$

Gửi bởi dangquochoi trong 05-02-2015 - 16:29

BÀI 1: Cho hình chữ nhật $ABCD$ có đường chéo $BD=17cm$, $\widehat{ABD}=75^{o}$. Tính diện tích hình chữ nhật $ABCD$

BÀI 2: Cho tam giác $ABC$ có phân giác $AD$, cạnh $AB=9cm$, $AC=12cm$, $BC=14cm$.trên tia đối của tia $DA$ lấy điểm $I$ sao cho $\widehat{ACI}=\widehat{ADB}$. Tính độ dài $AI$




#538857 Topic về các bài toán lớp 6

Gửi bởi dangquochoi trong 22-12-2014 - 22:48

Bài 14: Trong một buổi sinh hoạt ngoại khóa có 252 em học sinh khối lớp 6; 210 em học sinh khối lớp 7 và 126 học sinh khối lớp 8 tham dự. Để tiện sinh hoạt, người ta muốn chia đều số học sinh mỗi khối lớp vào từng nhóm, mỗi nhóm đều có đủ học sinh 3 khối lớp.

Có bao nhiêu cách thành lập nhóm, mỗi cách cho ta bao nhiêu nhóm, mỗi nhóm có bao nhiêu người và số học sinh mỗi khối lớp trong một nhóm là bao nhiêu người?

Gọi a là số nhóm lớn nhất, $a\in$ƯC(252,210,126)

Ta có: $252=2^2.3^2.7$

$210=2.3.5.7$

$126=2.3^2.7$

=>ƯCLN(252,210,126)=2.3.7=42

Ư(42)={1;2;3;6;7;14;21;42}

Có tất cả 8 cách thành lập nhóm

Cách 1 nhóm: có 252+210+126=588 người (Lớp 6: 252 em, Lớp 7: 210 em, lớp 8: 126 em)

Cách 2 nhóm: mỗi nhóm có 126+105+63=294 người(Lớp 6:126 em, lớp 7: 105 em, Lớp 8: 63 em)

Cách 3 nhóm: mỗi nhóm có 84+70+42=196 người (Lớp 6: 84 em, lớp 7: 70 3m, lớp 8: 42 em)

.....

Cách 42 nhóm: mỗi nhóm có 6+5+3=14 người( Lớp 6: 6 em, lớp 7: 5 em, lớp 8: 3 em)

 

Tương tự như vậy ta sẽ tính được số người trong 1 nhóm và số người mỗi lớp trong 1 nhóm.




#290213 Chứng minh$$\forall \epsilon \geq 0,\exists...

Gửi bởi dangquochoi trong 25-12-2011 - 21:28

a) Cho $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}.$ Chứng minh $\lim_{x\to a}f(x)$ tồn tại khi và chỉ khi $f$ thỏa tiêu chuẩn sau:

$\forall \epsilon \geq 0,\exists \delta > 0:\forall x,x',0<\left | x-a \right |<\delta ,0<\left | x'-a \right |<\delta \Rightarrow \left | f(x)-f(x') \right |<\epsilon $

b) Cho $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ là hàm liên tục. Chứng minh với mọi $x_{1},...,x_{n}\varepsilon \mathbb{R}$ , đều tồn tại $c\varepsilon \mathbb{R}$
sao cho
$\left | f© \right |= \sqrt[n]{\left | f(x_{1})...f(x_{n}) \right |}$