Đến nội dung

Nxb

Nxb

Đăng ký: 04-11-2011
Offline Đăng nhập: Hôm nay, 13:04
*****

#744473 Kirti Joshi và giả thuyết abc

Gửi bởi Nxb trong 02-04-2024 - 10:29

Phản hồi của Joshi với Scholze https://mathoverflow...a/468180/166533

Phần nào đó, Joshi thừa nhận không có tiếp cận toàn cục trong ATS (arithmetic Teichmuller spaces) III. Như vậy sẽ cần khối lượng công việc đồ sộ hơn để hoàn tất chứng minh của hệ quả 3.12. 

File Q&A của Joshi https://www.math.ari...u/~kirti/qa.pdf




#744443 Kirti Joshi và giả thuyết abc

Gửi bởi Nxb trong 30-03-2024 - 10:20

Peter Scholze chỉ ra chiến lược chứng minh bất đẳng thức abc toàn cục bằng cách lấy tổng của các bất đẳng thức abc địa phương của Joshi là sai và không thể sửa được https://mathoverflow...a/467995/166533




#744404 Chứng minh ánh xạ $I - T$ là khả nghịch

Gửi bởi Nxb trong 27-03-2024 - 19:03

Ta có $(I-T)(I+T)=I-T^2=I.$




#744354 Kirti Joshi và giả thuyết abc

Gửi bởi Nxb trong 25-03-2024 - 08:39

Phản hồi của Shinich: https://www.kurims.k...s (2024-03).pdf

"although Joshi, in this series of preprints, makes references to and often uses certain portions of the terminology and notation of inter-universal Teichmuller theory, it is conspicuously obvious to any reader of these preprints who is equipped with a solid, rigorous understanding of the actual mathematical content of inter-universal Teichmuller theory that the author of this series of preprints is profoundly ignorant of the actual mathematical content of inter-universal Teichmuller theory, and, in particular, that this series of preprints does not contain, at least from the point of view of the mathematics surrounding inter-universal Teichmuller theory, any meaningful mathematical content whatsoever."




#744304 Em xin lời khuyên và kinh nghiệm thi chuyên toán tin khtn ạ

Gửi bởi Nxb trong 22-03-2024 - 19:42

Em năm nay là học sinh lớp 8 ở một trường tỉnh. Em tự đánh giá thấy khả năng làm toán của em khá tốt. Học lớp chọn 1, trong đội tuyển hsg toán của trường từ lớp 7.

Hiện tại em có mong muốn thi chuyên toán tin trường chuyên khtn dhqghn ạ.

Rất mong mọi người cho em lời khuyên và kinh nghiệm để ôn luyện và tham gia thi ạ.

Em nhắn trực tiếp cho mình thì dễ nói chuyện hơn. Mình xem có giúp được gì không.




#744239 Kirti Joshi và giả thuyết abc

Gửi bởi Nxb trong 18-03-2024 - 21:56

Cập nhật tin tức mới. Hôm nay 18/03, Joshi đăng lên arxiv phần còn lại của chứng minh của giả thuyết abc https://arxiv.org/pdf/2403.10430.pdf




#744237 Về định nghĩa của điểm hữu tỷ

Gửi bởi Nxb trong 18-03-2024 - 21:53

@nmd27082001 Headache thực sự. Anh nghĩ nên đọc hình học đại số bằng schemes trước chứ đừng học hình đại số từ mấy quyển sách đó. 




#744195 Virtual pre-school series of lectures on selected topics in Galois cohomology...

Gửi bởi Nxb trong 16-03-2024 - 21:30

https://viasm.edu.vn...P2DXinAawqmylt0




#743581 While working on my notes - Kodaira

Gửi bởi Nxb trong 15-02-2024 - 17:30

https://drive.google...t7BkYWn2a0/view




#743224 Kirti Joshi và giả thuyết abc

Gửi bởi Nxb trong 25-01-2024 - 13:53

Ngày 21/01/2024, Kirti Joshi đăng lên arxiv một chứng minh khác của hệ quả 3.12 trong lý thuyết internal-universal Teichmuller https://arxiv.org/abs/2401.13508v1 của Shinichi Mochizuki.

 

Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện cho đến nay về giả thuyết abc. Mặc dù các chuyên gia đồng ý rằng hệ quả 3.12 trong IUT III của Shinichi Mochizuki cùng với phần còn lại của IUT III và IUT IV sẽ cho một chứng minh của giả thuyết abc, đã tồn tại rất nhiều nghi ngờ xung quanh chứng minh của hệ quả này. Peter Scholze và Jakob Stix là hai nhà lý thuyết số dẫn đầu xu hướng rằng chứng minh hệ quả 3.12 là sai (https://ncatlab.org/..._conjecture.pdf). Mặt khác, Kirti Joshi là một trong số ít nhà toán học có khả năng giải thích rành mạch để dẫn đầu xu hướng bảo vệ công trình của Shinichi. Điều này đã dẫn ông xây dựng một lý thuyết toán học hoàn toàn mới nhằm đưa ra một chứng minh chính xác của hệ quả 3.12. Hi vọng sẽ sớm có phản hồi từ các chuyên gia. 

 

Một đoạn trích trong tiền ấn phẩm nói trên của Joshi:

“Thật không may, chứng minh của hệ quả đã nói ở [Mochizuki, 2021c], có vẻ như chưa đầy đủ vì chứng minh đó dựa trên việc thiết lập sự tồn tại của nhiều cấu trúc chỉnh hình số học (và tính chất đối xứng của chúng). Ở đây, tôi sử dụng thuật ngữ số nhiều theo nghĩa khác biệt về mặt logic. Ví dụ, Lý thuyết Teichmuller khẳng định sự tồn tại của nhiều cấu trúc phức trên một mặt tôpô cố định. Ta cần sự tồn tại của cấu trúc chỉnh hình số học tại tất cả các số nguyên tố của một trường số và các biến dạng của chính trường số đó. Những điểm trọng tâm này đã được xác nhận nhưng không được xác lập trong [Mochizuki, 2021a,b,c]. Điều này lần đầu tiên được chỉ ra trong [Scholze và Stix, 2018], và sau đó, rõ ràng hơn trong các công trình của tôi. Mặt khác, [Scholze và Stix, 2018] (và [Scholze, 2021]) cũng đi đến kết luận sai lầm rằng các cấu trúc chỉnh hình số học phân biệt hoàn toàn không thể tồn tại. Khẳng định đó của [Scholze và Stix, 2018, Scholze, 2021] đã bị bác bỏ trong [Joshi, tháng 10 năm 2020, 2021a, 2022], bằng cách xây dựng các họ lớn gồm các cấu trúc chỉnh hình số học phân biệt và thiết lập sự tồn tại của các biến dạng của một số trường số cố định trong [Joshi, 2023a] (sự tồn tại của những biến dạng như vậy cũng được Mochizuki khẳng định). Cách tiếp cận của tôi đối với các cấu trúc chỉnh hình số học, được trình bày chi tiết trong [Joshi, 2021a, 2022, 2023a], đặt lý thuyết ngang hàng với khái niệm cổ điển về cấu trúc chỉnh hình phức và cung cấp các cấu trúc chỉnh hình số học theo nghĩa lý thuyết nhóm của Mochizuki. Đáng chú ý, các cấu trúc chỉnh hình số học theo nghĩa lý thuyết nhóm của Mochizuki có thể được phân biệt bằng các cấu trúc giải tích Berkovich (i.e. chỉnh hình) và ta thu được cấu trúc chỉnh hình số học lý thuyết nhóm của Mochizuki bằng cách áp dụng hàm tử nhóm cơ bản (tempered) cho các không gian giải tích Berkovich liên quan. Lý thuyết của tôi cũng có thể được áp dụng cho trường số và cho một lý thuyết biến dạng của trường số ([Joshi, 2023a]), sự tồn tại của nó cũng được khẳng định trong [Mochizuki, 2021a,b,c,d].“




#743105 Tại sao nhiều bài toán BĐT thế ?

Gửi bởi Nxb trong 18-01-2024 - 21:59

@vmtri Qua cách em nói mình thấy không ổn. Nếu mục tiêu của mình chỉ là học hay làm nhằm giỏi hơn người khác thì mọi người đều bỏ nghề hết em ạ. Đầu tiên em phải cảm thấy yêu thích việc học của mình đã nhé. 




#743100 Tại sao nhiều bài toán BĐT thế ?

Gửi bởi Nxb trong 18-01-2024 - 18:40

@vmtri Chắc chắn những ai học chuyên thì lúc đầu học đại học sẽ có lợi thế hơn so với các bạn khác, nhưng lâu dài sẽ học các môn hoàn toàn mới nên những kiến thức trong khi học phổ thông không còn giúp ích gì nữa (ngoại trừ toán rời rạc).  




#743093 AlphaGeometry: Một hệ thống AI cấp độ Olympiad cho hình học

Gửi bởi Nxb trong 18-01-2024 - 11:07

https://deepmind.goo...m-for-geometry/




#742877 Một số tài liệu về lý thuyết phạm trù mô hình và phạm trù vô hạn

Gửi bởi Nxb trong 03-01-2024 - 00:49

Nhân post này của Bằng thì mình cũng chia sẻ thêm kinh nghiệm của mình là với những ai tiếp cận toán theo kiểu chính xác một cách khắt khe, thì quyển sách higher topos của Lurie có thể không đạt được tiêu chuẩn này, nên lúc đầu đọc sẽ khá là lấn cấn. Ngoài ra đôi chỗ chứng minh trong HTT vẫn còn phụ thuộc vào phạm trù mô hình. Mình đoán là cuốn higher topos của không thoả mãn chính tiêu chuẩn của Lurie, nên hệ quả là sự ra đời của trang kerodon.net. Có thể kết hợp đọc HTT với kerodon (hiện tại kerodon tương đương với 4 chapter đầu trong HTT + một phần về non-abelian derived categories). 
Có thể sẽ dễ đọc hơn nếu thấy phạm trù vô cực được sử dụng thế nào trong nghiên cứu. Chẳng hạn như có một notes rất tốt gần đây của Can Yaylali về hình học đại số dẫn xuất https://arxiv.org/pdf/2208.01506.pdf. Hoặc áp dụng của vành dẫn xuất (derived rings) (còn được gọi là animated rings bởi Clausen) trong bài báo sau  https://arxiv.org/abs/1912.10932                              

Một điều nữa anh góp ý với Bằng là mọi người gọi là phạm trù vô cực đơn giản vì dấu $\infty$ đã được gọi là vô cực từ lâu. Ngoài ra kích thước của phạm trù ( vô cực ) là một kỹ thuật quan trọng và thực tế có khái niệm phạm trù hữu hạn nên từ phạm trù vô hạn này khiến người nào biết về lý thuyết phạm trù liên tưởng tới một khái niệm khác.




#742711 Điều kiện để một tập hợp khác rỗng/tồn tại là gì?

Gửi bởi Nxb trong 25-12-2023 - 20:53

Một tập là tập rỗng không có nghĩa là tập đó không tồn tại.