Đến nội dung

Hình ảnh

Đề Thi Lập Đội Tuyển OLYMPIC 30/4 2011-2012 ( Đề Chính Thức )

- - - - - Đề Thi OLYMPIC 30/4 Lớp 10

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 15 trả lời

#1
Chung Chung

Chung Chung

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
Bài 1:
1) Giải Phương Trình: $$x^3 + 1 = 2\sqrt[3]{2x-1}$$

2) Gải Hệ Phương Trình $$\left\{\begin{matrix}
z^2 -z^2y-x-y+2=0 & \\
x^2-x^2z-y-z+2=0 & \\
y^2-y^2x-z-x+2=0 &
\end{matrix}\right.$$

3) Cho Các số thực dương a, b, c. Chứng Mình:
$$\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\geqslant \dfrac{4}{a+b+2c}+\dfrac{4}{b+c+2a}+\dfrac{4}{c+a+2b}$$

Bài 2:
1) Tìm các số nguyên x, y, z thỏa mãn $$x^3+3y^3=9z^3$$

2) Cho số nguyên tố p lớn hơn 5. Chứng minh rằng $$(p^4-1)\vdots 240$$

Bài 3:
1) Cho a, b là các số thực thay đổi sao cho phương trình $$x^4+ax^3+bx^2+ax+1=0$$ luôn có nghiệm thực. Tìm giá trị nhỏ nhất của $$A=a^2+b^2$$

2) Cho 6 số nguyên dương phân biệt đôi một nguyên tố cũng nhau và mỗi số không vượt quá 100. Chứng minh rằng trong 6 số đó có ít nhất một số nguyên tố.
<a href="http://www.facebook.com/mcprolatui" target="_blank"><img src="http://image-load-ba...0x300/31395.jpg" alt="Mancity 6 - 1 Man U" title="MC 6 - 1 MU" width="300" height="300" border="0" />

#2
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Bài 1:
1) Giải Phương Trình: $$x^3 + 1 = 2\sqrt[3]{2x-1}$$

Bài 2:
1) Tìm các số nguyên x, y, z thỏa mãn $$x^3+3y^3=9z^3$$


Bài 1.1: Đặt $y = \sqrt[3]{{2x - 1}}$ ta sẽ được hệ phương trình đối xứng $\left\{ \begin{array}{l}
{x^3} = 2y - 1\\
{y^3} = 2x - 1
\end{array} \right.$

Bài 2.1: Dùng phương pháp lùi vô hạn ta được nghiệm là $\left( {x,y,z} \right) = \left( {0,0,0} \right)$

$\to$ Về phương pháp lùi vô hạn trong giải phương trình nghiệm nguyên

#3
phuonganh_lms

phuonganh_lms

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 293 Bài viết

3) Cho Các số thực dương a, b, c. Chứng Mình:
$$\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\geqslant \dfrac{4}{a+b+2c}+\dfrac{4}{b+c+2a}+\dfrac{4}{c+a+2b}$$


Ta có $\dfrac{1}{a+b+2c} \le \dfrac{1}{16a}+\dfrac{1}{16b}+\dfrac{1}{16c}+\dfrac{1}{16c}$
$\Leftrightarrow \dfrac{4}{a+b+2c} \le \dfrac{1}{4a}+\dfrac{1}{4b}+\dfrac{1}{2c}$
Tương tự....
Cộng vế với vế ta có $\sum{\dfrac{4}{a+b+2c}} \le \sum{(\dfrac{1}{4a}+\dfrac{1}{4a}+\dfrac{1}{2a}})=\sum{\dfrac{1}{a}}$
Dấu = xảy ra khi $a=b=c$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phuonganh_lms: 03-01-2012 - 19:38

Hình đã gửi


#4
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết

Bài 3:
1) Cho a, b là các số thực thay đổi sao cho phương trình $$x^4+ax^3+bx^2+ax+1=0$$ luôn có nghiệm thực. Tìm giá trị nhỏ nhất của $$A=a^2+b^2$$

Dễ thấy $x=0$ không là nghiệm.
Ta có:

\[\begin{array}{l}
{x^4} + a{x^3} + b{x^2} + ax + 1 = 0 \\
\Leftrightarrow {x^2} + \dfrac{1}{{{x^2}}} + a\left( {x + \dfrac{1}{x}} \right) + b = 0 \\
\Leftrightarrow {t^2} + at + b - 2 = 0\,\,\,\left( {x + \dfrac{1}{x} = t \to \left| t \right| \ge 2} \right) \\
\Leftrightarrow 2 - {t^2} = at + b \\
\Leftrightarrow {\left( {2 - {t^2}} \right)^2} = {\left( {at + b} \right)^2} \le \left( {{a^2} + {b^2}} \right)\left( {{t^2} + 1} \right) \\
\Leftrightarrow \left( {{a^2} + {b^2}} \right) \ge \dfrac{{{{\left( {2 - {t^2}} \right)}^2}}}{{\left( {{t^2} + 1} \right)}} \\
\end{array}\]
Khảo sát hàm biến $t$ là xong. Đáp số là $\dfrac{4}{5}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vietfrog: 03-01-2012 - 23:27
Sai đáp án!

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#5
0% brain

0% brain

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 43 Bài viết

Bài 1.1: Đặt $y = \sqrt[3]{{2x - 1}}$ ta sẽ được hệ phương trình đối xứng $\left\{ \begin{array}{l}
{x^3} = 2y - 1\\
{y^3} = 2x - 1
\end{array} \right.$

Bài 2.1: Dùng phương pháp lùi vô hạn ta được nghiệm là $\left( {x,y,z} \right) = \left( {0,0,0} \right)$

$\to$ Về phương pháp lùi vô hạn trong giải phương trình nghiệm nguyên

pt đối xứng giải sao vậy anh xusinst
pp lùi vô hạn là gì vậy cho em xin tài liệu 2 cái đó với

Diễn đàn toán học VN:

http://diendantoanhoc.net/

Diễn đàn hóa học VN: http://www.hoahoc.org/forum/forum.php

Diễn đàn vật lí VN: http://vatlyvietnam....forum/index.php


#6
hammetoan

hammetoan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 72 Bài viết
$x^3+1=2\sqrt[3]{2x-1}$
đặt $y= \sqrt[3]{2x-1}$ $\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x^3=2y-1 & \\ y^3=2x-1& \end{matrix}\right.$
trừ 2 pt $\Rightarrow x^3-y^3=2y-2x \Leftrightarrow (x-y) (x^2+xy+y^2+2)=0\Rightarrow x=y$
đến đây tự tính ra được rùi nhá

#7
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

pt đối xứng giải sao vậy anh xusinst
pp lùi vô hạn là gì vậy cho em xin tài liệu 2 cái đó với


Phương trình đối xứng: Lấy vế trừ vế của hai phương trình sẽ xuất hiện nhân tử chung.

Anh không có tài liệu về phương pháp lùi vô hạn. Cái này em hỏi Toàn nhé.

#8
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Lớp 10 chắc chưa học KSHS đâu anh Việt :D. Mà em ra đáp án là $\dfrac{4}{5}$ chứ không phải $\dfrac{5}{4}$
Khúc $(a^2+b^2)\geq \dfrac{(2-t^2)^2}{t^2+1}$ em xử lý như sau
$\dfrac{(t^2+1)^2-6t^2+3}{1+t^2}=t^2+1+\dfrac{3(2t^2-1)}{-(1+t^2)}\geq 4+1+\dfrac{3(2.4+1)}{-(1+4)}=\dfrac{4}{5}$ (do $t^2\geq 4$)

Đề này nhiều bài giống mấy bài lớp 9 mình học =.=

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 03-01-2012 - 21:25

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#9
Chung Chung

Chung Chung

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết

Bài 2.1: Dùng phương pháp lùi vô hạn ta được nghiệm là $\left( {x,y,z} \right) = \left( {0,0,0} \right)$

$\to$ Về phương pháp lùi vô hạn trong giải phương trình nghiệm nguyên


Mấy bài này mình làm được rùi, mình chỉ thắc mắc bài 2/ 1) và cái PP lùi vô hạn ấy nhỉ :excl: . Bạn nào có thể nói rõ hơn hoặc có tài liệu mình than khảo được không. Cảm ơn. Còn bài 2/ 2) chưa ai chém à, khó quá, hòi chiều chưa làm được híc :wacko:
<a href="http://www.facebook.com/mcprolatui" target="_blank"><img src="http://image-load-ba...0x300/31395.jpg" alt="Mancity 6 - 1 Man U" title="MC 6 - 1 MU" width="300" height="300" border="0" />

#10
Chung Chung

Chung Chung

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
Trong đề còn ba bài hình cũng khó nhằn đó, mà sợ không đủ công cụ nên mình không post, Đề này là vòng 1 trường mình thôi, mình ghi thiếu đầu đề mất híc híc :(
<a href="http://www.facebook.com/mcprolatui" target="_blank"><img src="http://image-load-ba...0x300/31395.jpg" alt="Mancity 6 - 1 Man U" title="MC 6 - 1 MU" width="300" height="300" border="0" />

#11
NGOCTIEN_A1_DQH

NGOCTIEN_A1_DQH

    Never Give Up

  • Thành viên
  • 625 Bài viết
về cái phương pháp lùi vô hạn bạn có thể tham khảo thêm trong cuốn " Phương trình nghiệm nguyên và kinh nghiệm giải" của Vũ Hữu Bình đã từng được THTT giới thiệu 1 thời đấy, ở đây mình làm bài này bằng pp đó hi vọng bạn sẽ hiểu
vì $ 3y^3 $ và $ 9z^3 $ đều chia hết cho 3 nên hiển nhiên $ x^3 $ cũng chia hết cho 3 suy ra x chia hết cho 3, đặt $ x=3x_1 $ ta dc PT:
$$ 9x_1^3+y^3=3z^3 $$
tương tự ta suy ra $ y \vdots 3 $m tiếp tục đặt $ y=3y_1 $ ta dc:
$$ 3x_1^3+9y_1^3=z^3 $$
tiếp tục như trên ta có thể đặt $ z=3z_1 $, thay vào PT ta dc:
$$ x_1^3+3y_1^3=9z_1^3 $$
từ đây dễ thấy nếu (x,y,z) là nghiệm của hệ thì $ (x_1, y_1,z_1) $ cũng là nghiệm của hệ với $ x=3x_1; y=3y_1; z=3z_1 $
lập luận tg tự ta dc $ (x_2, y_2, z_2) $ cũng là nghiệm của hệ với $ x_1=3x_2, y_1=3y_2, z_1=3z_2 $

cứ tiếp tục quá trình trên ta đi đến x, y, z đều chia hết cho $ 3^k $ với mọi $ k \in N* $, điều này chỉ xảy ra khi x=y=z=0.
vậy PT có nghiệm là (0;0;0)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NGOCTIEN_A1_DQH: 03-01-2012 - 22:22

Em cắm hoa tươi đặt cạnh bàn

Mong rằng toán học bớt khô khan

Em ơi trong toán nhiều công thức

Cũng đẹp như hoa lại chẳng tàn

#12
Nguyễn Hưng

Nguyễn Hưng

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 140 Bài viết

2) Cho 6 số nguyên dương phân biệt đôi một nguyên tố cũng nhau và mỗi số không vượt quá 100. Chứng minh rằng trong 6 số đó có ít nhất một số nguyên tố.


Bài này đi từ nhận xét hiển nhiên sau: Gọi $p_k$ là số nguyên tố thứ $k$ thì mọi hợp số nhỏ hơn $p_k^2$ trong phân tích thành thừa số nguyên tố phải chứa ít nhất một số $p_i$, với $i<k$.

Giả sử tồn tại 6 hợp số ${a_1} < {a_2} < ... < {a_6}$ thỏa yêu cầu bài toán. Rõ ràng $1 \le {a_1}$ và $4 \le {a_2}$. Theo nhận xét nêu trên thì tất cả các hợp số nhỏ hơn $9$ đều chứa thừa số nguyên tố $2$, nghĩa là nếu $a_3 \le 8$ thì $a_2$ và $a_3$ không nguyên tố cùng nhau (vì đều chia hết cho 2) - vô lí. Vậy $9 \le a_3$.

Tương tự, tất cả các hợp số nhỏ hơn $25$ đều chứa thừa số nguyên tố $2$ hoặc $3$. Vậy $a_2$ và $a_3$ không đồng thời chứa hai thừa số nguyên tố này nên nếu $a_4$ chứa thì sẽ không nguyên tố cùng nhau với $a_2$ hoặc $a_3$ - vô lí. Vậy $25 \le a_4$.

Lập luận tương tự, ta có $p_{k - 1}^2 \le {a_k}$ với mọi $k$, tức là $100<121=11^2 \le a_6$ (mâu thuẫn).

Điều này chứng tỏ trong 6 số đã cho phải có ít nhất một số nguyên tố.

#13
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5019 Bài viết
Bài 2:
2/
p là số nguyên tố lớn hơn 5 nên
\[\begin{array}{l}
\left( {p;5} \right) = 1 \Rightarrow {p^4} \equiv 1\left( {\bmod 5} \right) \Rightarrow {p^4} - 1 \vdots 5{\rm{ }}\left( 1 \right) \\
\left( {p;3} \right) = 1 \Rightarrow {p^2} \equiv 1\left( {\bmod 3} \right) \Rightarrow {p^4} \equiv 1\left( {\bmod 3} \right) \Rightarrow {p^4} - 1 \vdots 3{\rm{ }}\left( 2 \right) \\
\end{array}\]
$(p;2)=1$ nên $(p;4)=1$. Do đó, p chia 4 dư 3 hoặc 1.
Nếu $p=4k+1$ thì \[{p^4} - 1 = {\left( {4k + 1} \right)^4} - 1 = 256{k^4} + 256{k^3} + 96{k^2} + 16k \vdots 16{\rm{ }}\left( 3 \right)\]
Nếu $p=4k+3$ thì \[{p^4} - 1 = {\left( {4k + 3} \right)^4} - 1 = 256{k^4} + 768{k^3} + 864{k^2} + 432k + 80 \vdots 16{\rm{ }}\left( 4 \right)\]
Từ (3) và (4) thì $p^4-1 \vdots 16$, với mọi p nguyên tố lớn hơn 5. (5)
Từ (1),(2),(5) và (3;5;16)=1 thì ta có đpcm.
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#14
Nguyễn Hưng

Nguyễn Hưng

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 140 Bài viết

Bài 2:
1) Tìm các số nguyên x, y, z thỏa mãn $$x^3+3y^3=9z^3$$


Bài này có thể trình bày như sau cho dễ hiểu.

Rõ ràng $(x,y,z)=(0,0,0)$ là một nghiệm tầm thường của phương trình. Giờ giả sử còn một nghiệm khác mà cả 3 ẩn không cùng bằng $0$.

Khi đó, tồn tại $d \in \mathbb{N^*}$ sao cho $d$ là ước chung lớn nhất của $x,y,z$. Vậy ta có thể đặt

\[\begin{array}{l}
x = dx' \\
y = dy' \\
z = dz' \\
\end{array}\]
với $(x',y',z')=1$

Nên phương trình trở thành
\[x{'^3} + 3y{'^3} = 9z{'^3}\]
Từ đây lần lượt suy ra $x',y',z'$ đều chia hết cho $3$ - vô lí. Tức là phương trình này không còn nghiệm nào khác.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyễn Hưng: 04-01-2012 - 09:06


#15
Chung Chung

Chung Chung

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết

Bài này đi từ nhận xét hiển nhiên sau: Gọi $p_k$ là số nguyên tố thứ $k$ thì mọi hợp số nhỏ hơn $p_k^2$ trong phân tích thành thừa số nguyên tố phải chứa ít nhất một số $p_i$, với $i<k$.

Giả sử tồn tại 6 hợp số ${a_1} < {a_2} < ... < {a_6}$ thỏa yêu cầu bài toán. Rõ ràng $1 \le {a_1}$ và $4 \le {a_2}$. Theo nhận xét nêu trên thì tất cả các hợp số nhỏ hơn $9$ đều chứa thừa số nguyên tố $2$, nghĩa là nếu $a_3 \le 8$ thì $a_2$ và $a_3$ không nguyên tố cùng nhau (vì đều chia hết cho 2) - vô lí. Vậy $9 \le a_3$.

Tương tự, tất cả các hợp số nhỏ hơn $25$ đều chứa thừa số nguyên tố $2$ hoặc $3$. Vậy $a_2$ và $a_3$ không đồng thời chứa hai thừa số nguyên tố này nên nếu $a_4$ chứa thì sẽ không nguyên tố cùng nhau với $a_2$ hoặc $a_3$ - vô lí. Vậy $25 \le a_4$.

Lập luận tương tự, ta có $p_{k - 1}^2 \le {a_k}$ với mọi $k$, tức là $100<121=11^2 \le a_6$ (mâu thuẫn).

Điều này chứng tỏ trong 6 số đã cho phải có ít nhất một số nguyên tố.


Cảm ơn bạn, cho mình hỏi bài này có thể giải bằng Nguyên Tắc Dirichlet được không nhỉ ?
<a href="http://www.facebook.com/mcprolatui" target="_blank"><img src="http://image-load-ba...0x300/31395.jpg" alt="Mancity 6 - 1 Man U" title="MC 6 - 1 MU" width="300" height="300" border="0" />

#16
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Nếu nhốt n con thỏ vào k cái chuồng (k<n) thì có 1 chuồng chứa nhiều hơn 1 con thỏ. (nguyên lý Đi-dép lê)
CM cái này bằng phương pháp phản chứng

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh