Đến nội dung

Hình ảnh

Tuần 3 tháng 7/2016 :$CQ\parallel BR$

hình học

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
baopbc

baopbc

    Himura Kenshin

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 410 Bài viết

Như vậy thầy Hùng đã đưa ra lời giải bài cũ tại tuần 3 tháng 7 và kèm theo đó là bài toán mới, xin trích dẫn lại bài toán đó :

 

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$ có đường cao $AH,I$ là trung điểm của $BC.P$ là điểm thuộc cung $BC$ không chứa $A.AP$ cắt $BC$ tại $M$. Lấy điểm $N$ nằm trên $AM$ sao cho $2\frac{NM}{NA}=\frac{MH}{IH}$. Tiếp tuyến tại $A$ của $(O)$ cắt $BC$ tại $T.TN$ lần lượt cắt $CA,AB$ tại $E,F$. Đường thẳng qua $M$ vuông góc $AP$ cắt $PE,PF$ lần lượt tại $Q,R$. Chứng minh rằng $CQ\parallel BR$.

Post 260.png

 



#2
baopbc

baopbc

    Himura Kenshin

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 410 Bài viết

$\textbf{Lời giải.}$ Ta phát biểu và chứng minh một bổ đề.

$\textbf{Bổ đề.}$ (Jean Louis) Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O).D$ là giao điểm của tiếp tuyến tại $A$ của $(O)$ với $BC$. Gọi $(X)$ là đường tròn đường kính $AD.G$ là trọng tâm tam giác $ABC.P,Q$ lần lượt là giao điểm của $AG$ với $(X)(O)$. Khi đó $PQ=3PG$.

$\textbf{Chứng minh.}$ Gọi $AG$ cắt $BC$ tại $M.H$ là hình chiếu của $A$ lên $BC$.

$PQ=3PG\iff GQ=2PG\iff AQ=2PM$

Do $MH.MD=MP.MA$ nên $MP=\frac{MH.MD}{MA}$. Do đó ta cần chứng minh :

$AQ=\frac{2MH.HD}{MA}\iff AQ.MA=2MH.MD$

Mặt khác do $MB^2=MB.MC=MQ.MA$ nên $AQ.MA=MQ.MA+MA^2=MB^2+MA^2$

Do $M$ là trung điểm $BC$ nên $2MD=DB+DC$. Do đó ta cần chứng minh : $MB^2+MA^2=MH(DB+DC)$

Giả sử $AC>AB$. Đặt $BC=a,CA=b,AB=c$. Do $\frac{DB}{DC}=\frac{AB^2}{AC^2}$ nên $DB+DC=\frac{a(b^2+c^2)}{b^2-c^2}$

Theo công thức đường trung tuyến thì $MA^2+MB^2=\frac{2(b^2+c^2)-a^2}{4}+\frac{a^2}{4}=\frac{b^2+c^2}{2}$. Do đó ta cần chứng minh :

$MH.\frac{a}{b^2-c^2}=\frac{1}{2}\iff 2MH.a=b^2-c^2\iff 2MH.a=HC^2-HB^2$

$\iff 2MH.a=(HB-HC).a\iff 2MH=HB-HC \iff MB=MC. \blacksquare$

 

Lời giải của em được viết lại từ trong link. Trong đó Arab có lời giải khác ngắn gọn hơn.

 

Quay lại bài toán :

Post 268.PNG

Từ giả thiết ta suy ra $\frac{MH}{2IH}=\frac{NM}{NA}$ do đó nếu gọi $T'$ là là điểm thuộc đường thẳng $BC$ sao cho $AT'\parallel NH$ thì $HT'=2IH$. Do đó $HN$ đi qua $G$ là trọng tâm của tam giác $ABC$.

 

Gọi $L$ là giao điểm của đường tròn $(AT)$ với $(O)$. Ta sẽ chứng minh $HL$ đi qua $N$, tức là chứng minh $HL$ đi qua $G$.

Gọi $AI$ cắt $(O)(X)$ tại $J,J'$ Theo bổ đề ta suy ra $JJ'=3J'G$. Từ đó $\frac{GJ'}{GJ}=\frac{GI}{GA}=\frac{1}{2}$ suy ra $GJ'.GA=GI.GJ$. Mặt khác ta luôn có tứ giác $HIJL$ nội tiếp nên $G$ thuộc trục đẳng phương của $(HIJ)$ và $(AT)$ tức là $HL$ đi qua $G$. Do đó $HL$ đi qua $N.$

 

Gọi $S$ là hình chiếu của $T$ lên $AP$. Ta luôn có tứ giác $HMPL$ nội tiếp nên $NM.NP=NS.NA$ suy ra $\frac{NS}{NP}=\frac{NM}{NA}$ do đó $\frac{PN}{PS}=\frac{AN}{AM}.$

 

 

Gọi $TS$ cắt đường thẳng qua $C$ song song với $AM$ tại $X$. Từ đây áp dụng định lí $Menelaus$ cho tam giác $MTN$ với cát tuyến $E,C,A$ ta được :

\[\frac{CM}{CT}.\frac{ET}{EN}.\frac{AN}{AM}=1\ \text{suy ra} \ \frac{XS}{XT}.\frac{ET}{EN}.\frac{PN}{PS}=1\]

Do đó $P,E,X$ thẳng hàng.

 

Tương tự xác định điểm $Y$ thì ta suy ra $\frac{MQ}{MR}=\frac{SX}{SY}=\frac{MC}{MB}$. Từ đây $CQ\parallel BR.\ \blacksquare$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi baopbc: 23-07-2016 - 18:29


#3
quanghung86

quanghung86

    Thiếu úy

  • Điều hành viên
  • 632 Bài viết

Cám ơn Bảo vì lời giải rất nhanh và hay. Bài này thầy làm đáp án khác Bảo, chú ý rằng một trường hợp riêng khá đẹp của nó như sau, nguồn gốc bài này là của bạn Nguyễn Lê Phước trao đổi với mình qua email

 

Khi $M=I$ ta có bài sau

 

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp trong đường tròn $(O)$. Tiếp tuyến tại $A$ của $(O)$ cắt $BC$ tại $T$. $G$ là trọng tâm tam giác $ABC$. $AG$ cắt $(O)$ tại $D$ khác $A$ và $TG$ cắt $CA,AB$ tại $E,F$. Khi đó $DA$ là phân giác $\angle EDF$.

 

Một liên hệ giữa chân tiếp tuyến và trọng tâm là một liên hệ khá hiếm gặp :), mọi người hãy cùng trao đổi thêm!



#4
quanghung86

quanghung86

    Thiếu úy

  • Điều hành viên
  • 632 Bài viết

Bài toán (Nguyễn Lê Phước). Cho tam giác $ABC$ nội tiếp trong đường tròn $(O)$ và trọng tâm $G$. Tiếp tuyến tại $A$ của $(O)$ cắt $BC$ tại $T$. $TG$ cắt $CA,AB$ tại $E,F$. $AG$ cắt $(O)$ tại $P$ khác $A$. Chứng minh rằng $PA$ là phân giác $\angle EPF$.

 

Lời giải sau của Đỗ Xuân Long, lớp 10 Toán THPT chuyên KHTN.

 

Figure3955.png

 

Lời giải. Lấy điểm $S$ sao cho $AS\parallel BC$ và $PS\perp PA$. $AS$ cắt $(O)$ tại $Q$ và $OM$ cắt $AQ$ tại $R$. Dễ thấy tam giác $AQP$ và $MAT$ đồng dạng g.g nên $TM=\frac{AP.AM}{AQ}=\frac{AR.AS}{AQ}=\frac{AS}{2}$. Từ đó $\frac{AS}{AM}=2=\frac{AG}{GM}$ nên $T,G,S$ thẳng hàng. Từ đó chùm $A(BC,PS)=-1$ nên hàng $(FE,GS)=-1$ dẫn tới $P(FE,GS)=-1$. Mà $PG\perp PS$ nên $PG$ là phân giác $\angle EGF$.

 

Quanh bài toán này có nhiều sự kiện thú vị khác.

 

 







Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: hình học

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh