Jump to content

Photo

Tuần 4 tháng 9/2016: Đường vuông góc trên cấu hình đường tròn Mixlinear

hình học

  • Please log in to reply
2 replies to this topic

#1
baopbc

baopbc

    Himura Kenshin

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 410 posts

Như vậy thầy Hùng đã đưa ra lời giải bài cũ trong tuần 4 tháng 9 và kèm theo đó là bài toán mới, xin trích dẫn lại bài toán đó.

 

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp trong đường tròn $(O)$ đường kính $AS$. Đường tròn $(K)$ tiếp xúc $CA,AB$ và tiếp xúc trong $(O)$ tại $D$. Trung trực $AD$ cắt tiếp tuyến tại $S$ của $(O)$ tại $T.P$ đối xứng với $D$ qua $TK$. Trung trực $AP$ cắt $PK$ tại $R.AK$ cắt $(O)$ tại $X$ khác $A.DX$ cắt $BC$ tại $G$. Lấy $Q$ trên trung trực $AX$ sao cho $AQ\perp BC$. Chứng minh rằng $QR\perp AG$.

Post 339.PNG

Hình vẽ bài toán

 



#2
baopbc

baopbc

    Himura Kenshin

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 410 posts

Lời giải của em.

Post 340.PNG

Hình 1

Tiếp tuyến tại $D$ của $\odot (K)$ cắt $BC$ tại $X$.

$SK$ cắt $\odot (O)$ tại $R$.

$\odot (K)$ tiếp xúc $CA,AB$ theo thứ tự tại $E$ và $F$.

Gọi $Z$ là giao điểm của $AD$ với $\odot (K)$.

Do $DZ,EA,FA$ đồng quy nên tứ giác $DFZE$ điều hòa suy ra tiếp tuyến tại $Z,D$ của $\odot (K)$ cắt nhau tại $Y$ thuộc $EF$.

Do đó $\mathcal{P}_{Y/\odot (O)}=YD^2=\overline{YF}\cdot \overline{YE}=\mathcal{P}_{Y/\odot (AEF)}$.

Từ đó $Y$ thuộc trục đẳng phương của $\odot (AEF)$ và $\odot (O)$.

Do $\angle ARK=90^\circ$ nên $R$ thuộc $\odot (AEF)$ suy ra $A,R,Y$ thẳng hàng.

Từ đó $(AR,AD,AF,AE)=-1$ nên tứ giác $RBDC$ điều hòa suy ra tiếp tuyến tại $R,D$ của $\odot (O)$ cắt nhau trên $BC$ hay $XR$ tiếp xúc $\odot (O)$.

Gọi $L$ là giao điểm khác $D$ của $DO$ với $\odot (O)$ thì $TL$ tiếp xúc $\odot (O)$.

Từ đó theo tính chất của tứ giác ngoại tiếp $DL,RS,XT$ đồng quy hay $XL$ đi qua $K$.

Do đó $P$ là đối xứng của $D$ qua $XK$ hay $\odot (BPC)$ tiếp xúc $\odot (K)$.

Post 341.PNG

Hình 2

Do $AQ,AO$ đẳng giác nên $Q$ là đối xứng của $O$ qua $AX$.

Từ đó đường tròn tâm $Q$ bán kính $QA$ là đối xứng của $\odot (O)$ qua $AX$. 

$D'$ là điểm đối xứng của $D$ qua $AX$

Gọi $M$ là giao điểm của $BE$ và $CF$ ;

$J$ là giao điểm của $GD$ với $\odot (K)$.

$G_1,G_2$ lần lượt là giao điểm của $\odot (K)$ với $BC$.

$L'$ là giao điểm của $AD'$ với $\odot (K)$.

Do tứ giác $PG_1DG_2$ điều hòa nên $(JD,JP,JG_1,JG_2)=-1$.

Từ đó gọi $H$ là giao điểm của $JP$ với $BC$ thì $(GHG_1G_2)=-1$.

Mặt khác do $DG_1,DG_2$ đẳng giác trong $\angle BDC$ nên $HG$ là phân giác ngoài $\angle G_1DG_2$ suy ra $DH$ là phân giác $\angle G_1DG_2$.

Do đó $DH$ đi qua $I$ là trung điểm $EF$.

Do $DA$ là đường đối trung của $\triangle EDF$ nên $DA,DI$ đẳng giác trong $\angle EDF$.

Mặt khác do $AD,AD'$ đối xứng nhau qua $AX$ nên $DH$ đi qua $L'$.

Áp dụng định lí $\text{Pascal's}$ cho hệ điểm $\begin{pmatrix} L' & P & D\\ J & D & P \end{pmatrix}$ ta suy ra $PL',DJ,BC$ đồng quy hay $PL'$ đi qua $G$.

Từ đó do tứ giác $L'ED'F$ điều hòa nên $(PL',PD',PE,PF)=-1 \Leftrightarrow (PG,PD',PE,PF)=-1$.

Do đó $PD',EF,AM$ đồng quy.  $(1)$

Gọi $N$ là giao điểm của hai tiếp tuyến tại $P$ và $D'$ của $\odot (K)$.

Xét cực đối cực đối với $\odot (K)$, do $AM,EF,PD'$ lần lượt là đường đối cực của $G,A,N$ đối với $\odot (K)$ nên theo $(1)$ thì $N,A,G$ thẳng hàng.

Mặt khác theo định lí về tâm đẳng phương thì tiếp tuyến tại $P,D'$ của $\odot (K)$ và trục đẳng phương của $\odot (Q)$ và $\odot (R,RA)$ đồng quy.

Từ đó$AG$ là trục đẳng phương của $\odot (Q)$ và $\odot (R,RA)$.

Do đó $AG\perp QR$. $\blacksquare$


Edited by baopbc, 26-09-2016 - 18:36.
Chỉnh sửa


#3
quanghung86

quanghung86

    Thiếu úy

  • Điều hành viên
  • 632 posts

Lời giải của Bảo rất công phu và khác đáp án của thầy, bài này thầy tạo ra từ bài chọn đội tuyển KHTN ngày cuối bằng nghịch đảo, hãy đón đọc nhé.







Also tagged with one or more of these keywords: hình học

1 user(s) are reading this topic

0 members, 1 guests, 0 anonymous users