Đến nội dung

Hình ảnh

1 số bài hình khó


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
thukilop

thukilop

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 291 Bài viết
Có 1 vài bài mình cảm thấy khó,các bạn giải giúp mình với:
1)Cho tam giác ABC cân tại A,có trung tuyến AM,phân giác BD.Tính các góc của tam giác ABC biết BD=2AM
2)Cho tam giác ABC nhọn.Từ 1 điểm I thuộc miền trong của tam giác,vẽ IH,IK,IL lần lượt vuông góc với BC,CA,AB.Tìm vị trí của I sao cho AL2 + BH2 + CK2 là nhỏ nhất ( bài này mình chịu,mấy cái vụ lớn nhất,nhỏ nhất mình bí)
3) Cho Tam giác ABC vuông tại A.Ở ngoài tam giác vẽ 2 nữa đường tròn đường kính AB,AC.1 đthang d quay quanh A cắt 2 nửa đtron tại M,N.Xác định 2 điểm M,N sao cho chu vi BCNM lớn nhất
4) C/m tam giác ABC là tam giác vuông nếu các đường phân giác BD,CE cắt tại I và thỏa mãn BD.CE=2BI.CI

-VƯƠN ĐẾN ƯỚC MƠ-


#2
thukilop

thukilop

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 291 Bài viết
Mấy bài này khó đến thế sao ah mọi người

-VƯƠN ĐẾN ƯỚC MƠ-


#3
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5018 Bài viết
Bài 4: Coi tại http://diendantoanho...showtopic=63593
Bài 1:
Đại số hóa bài toán.
Sử dụng một bổ đề sau: Cho tam giác ABC có AB=c;BC=a;CA=b và phân giác AD.
Khi đó: \[A{D^2} = \dfrac{{bc\left( {b + c - a} \right)\left( {b + c + a} \right)}}{{{{\left( {b + c} \right)}^2}}}\]
========================================
Đặt BC=a; AB=AC=b.

\[A{M^2} = {b^2} - \dfrac{{{a^2}}}{4}\]

\[B{D^2} = \dfrac{{ba\left( {b + a - b} \right)\left( {b + a + b} \right)}}{{{{\left( {b + a} \right)}^2}}} = \dfrac{{{a^2}b\left( {a + 2b} \right)}}{{{{\left( {b + a} \right)}^2}}}\]

\[BD = 2AM \Leftrightarrow B{D^2} = 4A{M^2}\]


\[ \Leftrightarrow \dfrac{{{a^2}b\left( {a + 2b} \right)}}{{{{\left( {b + a} \right)}^2}}} = 4{b^2} - {a^2} = \left( {2b - a} \right)\left( {2b + a} \right)\]

\[ \Leftrightarrow {a^2}b = \left( {2b - a} \right){\left( {b + a} \right)^2}\]

\[ \Leftrightarrow {a^3} + {a^2}b - 3a{b^2} - 2{b^3} = 0\]

\[ \Leftrightarrow \left( {2b + a} \right)\left( {{b^2} + ab - {a^2}} \right) = 0\]

\[ \Leftrightarrow b = a.\dfrac{{\sqrt 5 - 1}}{2}\]

\[\cos MBC = \dfrac{a}{{2b}} = \dfrac{1}{{\sqrt 5 - 1}} \Rightarrow \angle MBC = \angle MCA = {36^o} \Rightarrow \angle BAC = {108^o}\]

Bài 2:

\[\left\{ \begin{gathered} I{A^2} + I{B^2} + I{C^2} = A{L^2} + I{L^2} + B{H^2} + I{H^2} + C{K^2} + I{K^2} \\ I{A^2} + I{B^2} + I{C^2} = A{K^2} + K{I^2} + C{H^2} + I{H^2} + B{L^2} + I{L^2} \\ \end{gathered} \right.\]

\[ \Rightarrow A{L^2} + B{H^2} + C{K^2} = L{B^2} + H{C^2} + K{A^2}\]

\[ \Rightarrow 2\left( {A{L^2} + B{H^2} + C{K^2}} \right) = A{L^2} + L{B^2} + B{H^2} + H{C^2} + C{K^2} + K{A^2}\]

\[A{L^2} + L{B^2} + B{H^2} + H{C^2} + C{K^2} + K{A^2}\]
\[\mathop \geqslant \limits^{B.C.S} \dfrac{{{{\left( {AL + LB} \right)}^2}}}{2} + \dfrac{{{{\left( {BH + HC} \right)}^2}}}{2} + \dfrac{{{{\left( {CK + KA} \right)}^2}}}{2} = \dfrac{{A{B^2} + B{C^2} + C{A^2}}}{2}\]

\[ \Rightarrow A{L^2} + B{H^2} + C{K^2} \geqslant \dfrac{{A{B^2} + B{C^2} + C{A^2}}}{4}\]
Đẳng thức xảy ra khi $AL=LB;BH=HC;CK=KA \Leftrightarrow$I là tâm đường tròn ngoại tiếp $\vartriangle ABC$

Vậy $A{L^2} + B{H^2} + C{K^2}$ đạt GTNN khi I là tâm đường tròn ngoại tiếp $\vartriangle ABC$

Bài 3:

\[{P_{BCNM}} = BC + CN + NM + MB = BC + \left( {CN + NA} \right) + \left( {AM + MB} \right)\]

\[\mathop \leqslant \limits^{B.C.S} BC + \sqrt {2\left( {C{N^2} + N{A^2}} \right)} + \sqrt {2\left( {A{M^2} + M{B^2}} \right)} = BC + 2CA + 2AB\]

\[ \Rightarrow \max {P_{BCNM}} = BC + 2CA + 2AB \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} CN = NA \\ AM = MB \\ \end{gathered} \right.\]
Tức N,M lần lượt là trung điểm cung CA,AB.
===================================
P/s: Bài của em chưa đến độ khó không thể giải được. Chẳng qua, chưa ai làm thôi. Cẩn thận khi nói nhé. Đừng spam nữa.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 14-10-2011 - 19:40

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#4
thukilop

thukilop

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 291 Bài viết

Bài 4: Coi tại http://diendantoanho...showtopic=63593
Bài 1:
Đại số hóa bài toán.
Sử dụng một bổ đề sau: Cho tam giác ABC có AB=c;BC=a;CA=b và phân giác AD.
Khi đó: \[A{D^2} = \dfrac{{bc\left( {b + c - a} \right)\left( {b + c + a} \right)}}{{{{\left( {b + c} \right)}^2}}}\]

Phân giác BD anh ơi..... :mellow:


$\[\cos MBC = \dfrac{a}{{2b}} = \dfrac{1}{{\sqrt 5 - 1}} \Rightarrow \angle MBC = \angle MCA = {36^o} \Rightarrow \angle BAC = {108^o}\]$

Có cosMBC ah anh :blink:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thukilop: 14-10-2011 - 21:33

-VƯƠN ĐẾN ƯỚC MƠ-


#5
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5018 Bài viết

Phân giác BD anh ơi..... :mellow:



Có cosMBC ah anh :blink:

Anh viết cái bổ đề cho dạng tổng quát. Sau đó dùng vào TH phân giác BD.
còn $\angle MBC$ nhọn thì có cos thôi. Có gì lạ đâu em.
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh