Đến nội dung

KemQue nội dung

Có 24 mục bởi KemQue (Tìm giới hạn từ 28-04-2020)


Sắp theo                Sắp xếp  

#730575 Tô n màu n ô

Đã gửi bởi KemQue on 20-09-2021 - 21:13 trong Tổ hợp và rời rạc

Cho một bảng ô vuông $n \times n$. Có $n$ màu cho trước và mỗi màu được sử dụng để tô cho $n$ ô vuông đơn vị sao cho mỗi ô chỉ được tô bởi $1$ màu. Chứng minh rằng tồn tại $1$ hàng hay cột mà có ít nhất $[\sqrt{n}]$ màu.




#730470 Tô màu 8x8

Đã gửi bởi KemQue on 16-09-2021 - 22:35 trong Tổ hợp và rời rạc

Cho bảng 8x8, mỗi ô được tô bởi màu trắng hoặc đen sao cho với mọi hình chữ nhật 2x3 và 3x2 đều có ít nhất 2 ô đen chung cạnh.

Hỏi có ít nhất bao nhiêu ô đen trên bảng?




#727828 $u_{1}=\frac{2011}{2010}, u_{n+1}=u_{n}^{2}-2u_{n}+\frac{2n+49...

Đã gửi bởi KemQue on 03-06-2021 - 19:47 trong Dãy số - Giới hạn

Bài 3:

Ta có:

${{u}_{1}}=2019$

${{u}_{2}}=\frac{1}{4-3{{u}_{1}}}=\frac{1}{4-3.2019}$

${{u}_{3}}=\frac{1}{4-3{{u}_{2}}}=\frac{1}{4+\frac{3}{3.2019-4}}\Rightarrow 0<{{u}_{3}}<\frac{1}{3}$

Từ đây dùng quy nạp ta chứng minh được: $0<{{u}_{n}}<\frac{1}{3}\,\,\,,\forall n\ge 3$.

Do đó: ${{u}_{n+1}}=\frac{1}{4-3{{u}_{n}}}\,\,\,,n\ge 1$.

Ta có:  ${{u}_{n+1}}-{{u}_{n}}=\frac{1}{4-3{{u}_{n}}}-{{u}_{n}}=\frac{\left( 3{{u}_{n}}-1 \right)\left( {{u}_{n}}-1 \right)}{4-3{{u}_{n}}}>0$ (vì $0<{{u}_{n}}<\frac{1}{3}\,\,\,,\forall n\ge 3$)

Suy ra: dãy $\left( {{u}_{n}} \right)$ tăng bắt đầu từ số hạng thứ 3 trở về sau.

Vậy, dãy $\left( {{u}_{n}} \right)$ hội tụ. Giả sử $\lim {{u}_{n}}=a$.

Khi đó: \[a\left( 4-3a \right)=1\Leftrightarrow a=1 \text{ hoặc } a=\frac{1}{3} \Rightarrow a=\frac{1}{3}\].

Vậy, $\lim {{u}_{n}}=\frac{1}{3}$

 




#727823 $u_{1}=\frac{2011}{2010}, u_{n+1}=u_{n}^{2}-2u_{n}+\frac{2n+49...

Đã gửi bởi KemQue on 03-06-2021 - 19:04 trong Dãy số - Giới hạn

Bài 1:

Bổ đề: Cho hai dãy số $({{a}_{n}}),({{b}_{n}})$ không âm và số thực $q\in (-1;1)$ thỏa mãn: ${{a}_{n+1}}\le q{{a}_{n}}+{{b}_{n}}$. Khi đó nếu $\lim {{b}_{n}}=0$ thì $\lim {{a}_{n}}=0$.

Quay lại bài toán:

Ta có: \[{{u}_{n+1}}=1+{{\left( {{u}_{n}}-1 \right)}^{2}}+\frac{1}{n+2499}>1\,\,\,,n\ge 1\].

Ta chứng minh bằng quy nạp ${{u}_{n}}<\frac{3}{2}\,\,\,,\forall n\ge 1$.

Thật vậy, $1<{{u}_{1}}<\frac{3}{2}$.

Ta giả sử $1<{{u}_{k}}<\frac{3}{2}$ với $k\ge 1$, ta có: \[{{u}_{k+1}}=1+{{\left( {{u}_{k}}-1 \right)}^{2}}+\frac{1}{k+2499}<\frac{5}{4}+\frac{1}{4}=\frac{3}{2}\]

Vậy, $1<{{u}_{n}}<\frac{3}{2}\,\,\,,\forall n\ge 1$. Do đó: $0<{{u}_{n}}-1<\frac{1}{2}\,\,\,,\forall n\ge 1$

Mặt khác: \[{{u}_{n+1}}-1=\left( {{u}_{n}}-1 \right).\left( {{u}_{n}}-1 \right)+\frac{1}{n+2499}\le \frac{1}{2}\left( {{u}_{n}}-1 \right)+\frac{1}{n+2499}\].

Áp dụng bổ đề trên ta suy ra: $\lim {{u}_{n}}=1$.

 




#726480 ${{a}^{{{6}^{n}}}...

Đã gửi bởi KemQue on 05-05-2021 - 14:34 trong Số học

(VMO $2001$) Cho số nguyên dương $n$ và cho hai số nguyên nguyên tố cùng nhau $a, b$ lớn hơn $1$. Giả sử $p, q$ là hai ước lẻ lớn hơn $1$ của ${{a}^{{{6}^{n}}}}+{{b}^{{{6}^{n}}}}$. Hãy tìm số dư trong phép chia ${{p}^{{{6}^{n}}}}+{{q}^{{{6}^{n}}}}$ cho $6.(12)^n$.



#725795 Tìm $\min$ $P=x^4+y^3+z^2$

Đã gửi bởi KemQue on 23-04-2021 - 08:37 trong Bất đẳng thức - Cực trị

hình như bạn nhầm chứ điểm rơi xấu quá. thôi bỏ đi :)

https://www.wolframa...0,z>0,x+y+z=999

bạn xem ở đây nè

$x,y,z \in \mathbb{Z}^+$ mà.




#725786 Tìm $\min$ $P=x^4+y^3+z^2$

Đã gửi bởi KemQue on 22-04-2021 - 20:05 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cố gắng đánh giá đưa về $x+y+z$ kiểu như

$x^4+1+1+1\geq 4x$ rồi đưa còn lại về $4y$ và $4z$ :)

min nó lại nằm ở $x=8, y=24, z=967$.

Mình cũng thử r mà tạch. haiz




#725760 Tìm $\min$ $P=x^4+y^3+z^2$

Đã gửi bởi KemQue on 21-04-2021 - 23:18 trong Bất đẳng thức - Cực trị

may be Am-Gm

cụ thể ntn nhỉ?




#725449 Tìm $\min$ $P=x^4+y^3+z^2$

Đã gửi bởi KemQue on 15-04-2021 - 20:14 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho $x,y,z \in \mathbb{Z}^+$ và $x+y+z=999$. Tìm GTNN của: $P=x^4+y^3+z^2$.




#723174 ứng dụng Dirichlet

Đã gửi bởi KemQue on 19-06-2019 - 15:25 trong Tổ hợp và rời rạc

Đặt các số được chọn là $a_1,a_2,...,a_{n+1}$.

Trong đó: $a_i=2^{m_i}.b_i$ với $b_i$ là số lẻ.

Trong $2n$ số nguyên dương đầu tiên có $n$ số lẻ mà ta lại có $n+1$ số $b_i$ lẻ do đó theo nguyên lí Dirichlet sẽ tồn tại 2 số $b_h,b_k$ bằng nhau. Khi đó dĩ nhiên trong 2 số $a_h, a_k$ sẽ có số này chia hết cho số kia.




#722964 Sắp xếp sách

Đã gửi bởi KemQue on 11-06-2019 - 09:26 trong Tổ hợp và rời rạc

Có 2 cuốn sách văn, 4 cuốn sách toán và 6 cuốn sách anh văn được xếp vào một kệ nằm ngang.

Có bao nhiêu cách sắp xếp để các cuốn cùng môn không đứng cạnh nhau.




#717357 $log_x(x+1)$ và $log_{x+1}(x+2)$

Đã gửi bởi KemQue on 10-11-2018 - 20:24 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

So sánh $log_x(x+1)$ và $log_{x+1}(x+2)$ (không dùng đạo hàm)




#716047 Thắc mắc về bài toán 4 lá thư và 4 phong bì

Đã gửi bởi KemQue on 27-09-2018 - 09:18 trong Tổ hợp và rời rạc

e cảm ơn mọi người ^_^




#716023 Thắc mắc về bài toán 4 lá thư và 4 phong bì

Đã gửi bởi KemQue on 26-09-2018 - 11:40 trong Tổ hợp và rời rạc

Mọi người giúp e giải đáp thắc mắc này với.

Trong cách giải bài toán Bỏ ngẫu nhiên 4 lá thư vào 4 chiếc phong bì đã ghi địa chỉ, tính xác suất để ít nhất có một lá thư bỏ đúng địa chỉ. https://diendantoanh...da-ghi-dịa-chỉ/

Có bạn sử dụng nguyên lí bù trừ.

Theo đó thì $N_{m} = C^{m}_{4}(4 - m)! = \frac{4!}{m!}$ Nhưng e thấy với $m=3$ và $m=4$ thì cách bỏ thư là như nhau vì bỏ đúng 3 lá thì tất nhiên bỏ đúng 4 lá sao $N_3 \ne N_4$ ở trong bài giải v ạ?




#714399 Cực trị tổ hợp

Đã gửi bởi KemQue on 15-08-2018 - 10:11 trong Tổ hợp và rời rạc

Cho tập $S=\{1,2,...,999\}$. Tìm số nguyên dương n nhỏ nhất sao cho mọi tập con A của S gồm n phần tử luôn tồn tại 4 phần tử phân biệt a, b, c, d thuộc A sao cho: $a+2b+3c=d$.

 




#714270 Nguyên lí cực trị

Đã gửi bởi KemQue on 12-08-2018 - 20:07 trong Tổ hợp và rời rạc

1. Có $2n+1$ quả cầu với khối lượng là các số nguyên. Biết rằng cứ $2n$ quả cầu bất kì đều có thể chia thành hai nhóm, mỗi nhóm $n$ quả cầu sao cho tổng khối lượng của các quả cầu trong từng nhóm bằng nhau. Chứng minh rằng khối lượng của tất cả các quả cầu đều như nhau.

2. Trong một lớp có ít nhất 2 bạn quen nhau. Biết rằng nếu 2 bạn có cùng một số lượng người quen thì không có người quen chung. Chứng minh rằng trong lớp có bạn chỉ quen đúng một người.

3. Có $n$ bạn mỗi người cầm 1 quả bóng và chơi trò chơi chuyền bong theo qui tắc họ sẽ chuyền bóng của mình đến người đứng gần mình nhất. Chứng minh rằng không có bạn nào nhận được nhiều hơn $6$ quả bóng.

4. Trên các ô của bàn cờ hình vuông $n \times n$ viết một số nguyên không âm thỏa mãn điều kiện sau: Nếu tại một ô nào đó viết số 0 thì tổng các số được viết trong các ô cùng hàng và cùng cột với ô đó không nhỏ hơn $n$. Chứng minh rằng tổng của số được viết không nhỏ hơn $\dfrac{n^2}2$.

5. Trong một mặt phẳng, cho hữu hạn những điểm. Giữa mỗi cặp ba điểm có thể chọn được hai điểm mà có khoảng cách không lớn hơn 1cm. Chứng minh rằng tồn tại hai đường tròn có bán kính 1cm chứa tất cả những điểm đã cho.

 




#710420 $(x+1)^n+x^n+1 \vdots x^2+x+1$

Đã gửi bởi KemQue on 10-06-2018 - 08:31 trong Đa thức

Chắc $n$ nguyên dương nhỉ

Có $f(x)=(x+1)^{n}+x^{n}+1=(x^{2}+x+1).Q(x)$

Có $x^{2}+x+1=0$ có 2 nghiệm phức là $x_{1}=\frac{-1}{2}+\frac{\sqrt{3}}{2}i;x_{2}=\frac{-1}{2}-\frac{\sqrt{3}}{2}i$

suy ra $f(x_{1})=0;f(x_{2})=0$

=> $(\frac{1}{2}+\frac{\sqrt{3}}{2}i)^{n}+(\frac{-1}{2}+\frac{\sqrt{3}}{2}i)^{n}+1=0$

và $(\frac{1}{2}-\frac{\sqrt{3}}{2}i)^{n}+(\frac{-1}{2}-\frac{\sqrt{3}}{2}i)^{n}+1=0$

từ 2 cái này ta có thể dễ dàng suy ra $n$ chẵn (phản chứng $n$ lẻ thì vô lý)

khi $n$ chẵn viết lại được thành $x_{1}^{n}+x_{2}^{n}+1=0$

mà theo Vi-ét $x_{1}+x_{2}=-1;x_{1}.x_{2}=1$

=> $n=2$

$x_1^n+x_2^n$ chắc gì đã bằng $-1$. Bạn có thể thử với $n=6$ khi đó $x_1^6+x_2^6=2$.

Nếu dùng cách này thì mình làm r. Tới đây ta đưa $x_1,x_2$ về dạng lượng giác $x_1=cos \frac{2\pi}3+i sin\frac{2\pi}3 , \ x_2=cos \frac{-2\pi}3+i sin\frac{-2\pi}3$

Từ đây thế vào $f(x_{1})=0;f(x_{2})=0$ giải pt lượng giác suy ra được là $n=6k+2,\ n=6k+4 ,\ k\in \mathbb{N}$

Mình đang tìm cách không dùng số phức ^_^




#710357 $(x+1)^n+x^n+1 \vdots x^2+x+1$

Đã gửi bởi KemQue on 09-06-2018 - 13:55 trong Đa thức

Mong mọi người giúp đỡ:

1. Biết pt $ax^3+14x^2+2x+2011=0$ có 3 nghiệm phân biệt. Tìm số nghiệm của pt $4(ax^3+14x^2+2x+2011)(3ax+14)=(3ax^2+28x+2)^2$.

2. Tìm n sao cho đa thức $(x+1)^n+x^n+1$ chia hết cho $x^2+x+1$.

3. Cho $m,n \in \mathbb{Z}$ và $m,n \ge 2$. CMR các đa thức:

$$ f(x)=1+x+x^2+...+x^{m-1}$$

$$ g(x)=1+x+x^2+...+x^{n-1}$$

là nguyên tố cùng nhau khi và chỉ khi $m,n$ là hai số nguyên tố cùng nhau.




#710042 $\sum \dfrac{a^3}{b^2-bc+c^2} \geq...

Đã gửi bởi KemQue on 05-06-2018 - 18:47 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho $a,b,c \ge 0$, không có hai số nào đồng thời bằng $0$ và $a^2+b^2+c^2=1$. CMR:
$$ \dfrac{a^3}{b^2-bc+c^2}+\dfrac{b^3}{c^2-ac+a^2}+\dfrac{c^3}{a^2-ab+b^2} \geq \sqrt 2 $$



#709680 $\sum \dfrac 1{1+2a} \geq 1$

Đã gửi bởi KemQue on 31-05-2018 - 19:36 trong Bất đẳng thức - Cực trị

$3(ab+bc+ca) \leq (a+b+c)^2=9$ suy ra $ab+bc+ca \leq 3$ và $a+b+c=3$

cảm ơn bạn rất nhiều ^^




#709674 $\sum \dfrac 1{1+2a} \geq 1$

Đã gửi bởi KemQue on 31-05-2018 - 18:39 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Bài 1:

Vì $abc=1$ nên tồn tại các số dương $x,y,z$ sao cho $a=\frac{yz}{x^2};b=\frac{zx}{y^2};c=\frac{xy}{z^2}$

Suy ra $\sum \frac{1}{1+2a}=\sum \frac{1}{1+\dfrac{2yz}{x^2}}=\sum \frac{x^2}{x^2+2yz}\geq \frac{(x+y+z)^2}{(x+y+z)^2}=1$

Tham khảo thêm tại đây: https://khoalinhmath...quen-thuoc.html

Bài 2:

$P=\sum \frac{a}{\sqrt{b}}=\sum \frac{a^2}{a\sqrt{b}}\geq \frac{(a+b+c)^2}{a\sqrt{b}+b\sqrt{c}+c\sqrt{a}}\geq \frac{18}{a(b+1)+b(c+1)+c(a+1)}=\frac{18}{ab+bc+ca+a+b+c}\geq 3$

Cho mình hỏi là đoạn $\dfrac {18}{ab+bc+ca+a+b+c} \geq 3$ là ntn nhỉ? mình chưa rõ




#709659 $\sum \dfrac 1{1+2a} \geq 1$

Đã gửi bởi KemQue on 31-05-2018 - 15:46 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho mình hỏi 2 bài sau với:

1. Cho $a,b,c>0, \ abc=1$. CMR: $ \dfrac 1{1+2a}+ \dfrac 1{1+2b}+ \dfrac 1{1+2c} \geq 1$.

2. Cho $a,b,c>0,\ a+b+c=3$. Tìm GTNN của: $P= \dfrac a{\sqrt b}+\dfrac b{\sqrt c}+\dfrac c{\sqrt a}$




#709628 $\sqrt{\sum x} \ge \sum \sqrt{x-...

Đã gửi bởi KemQue on 30-05-2018 - 21:44 trong Bất đẳng thức - Cực trị

tks bạn :D

 

Từ giả thiết suy ra $\sum \frac{xy}{z}=2$

Ta có theo Cauchy-Schwarz: 

$\left ( \sum \sqrt{x-yz} \right )^2=\left ( \sqrt{\frac{x-yz}{x}.x} \right )^2\leq \left ( 3-\sum \frac{xy}{z} \right )(x+y+z)=x+y+z\Rightarrow \sum \sqrt{x-yz}\leq \sqrt{x+y+z}$

Bài này lấy ý tưởng từ bài Iran 1998




#709610 $\sqrt{\sum x} \ge \sum \sqrt{x-...

Đã gửi bởi KemQue on 30-05-2018 - 18:35 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho $x,y,z>0,\ x^2y^2+y^2z^2+z^2x^2=2xyz$. CMR:

$$ \sqrt{x+y+z} \ge \sqrt{x-yz}+\sqrt{y-zx}+\sqrt{z-xy}$$