Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI THỬ NGUYỄN HUỆ LẦN 3 (VÒNG 2)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 17 trả lời

#1
the man

the man

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 589 Bài viết

                                        ĐỀ THI THỬ NGUYỄN HUỆ LẦN 3 (VÒNG 2)    

                                                                          Thời gian: 150 phút

Bài 1.(2đ)

   1.Cho $a,b,c \in R$ thỏa mãn $a^2+b^2+c^2=a+2b+3c=14$.Tính $T=abc$

   2.Cho $n$ là số nguyên dương.Chứng minh $A=2^{4n+1}+3^{4n}+2$ là hợp số

Bài 2.(3đ)

   1.Giải phương trình $2x^2+5x-1=7\sqrt{x^3-1}$

   2.Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix}-5x^2-14x+y^2-8=0 & & \\ -5x^2+16x+y^2-4xy-8y+16=0 & & \end{matrix}\right.$

Bài 3.(1đ).Cho $a,b,c>0$. Chứng minh 

                         $\sum \frac{ab}{4b+4c+a}\leq \frac{a+b+c}{9}$

Bài 4.(3đ)

    Cho đường tròn $(O;R)$ và 1 điểm $S$ nằm ngoài đường tròn sao cho $SO=2R$.Từ $S$ kẻ 2 tiếp tuyến $SB,SA$ và cát tuyến $SCD$ ($C$ nằm giữa $S$ và $D$). Gọi $K$ là trung điểm $CD$ và $H$ là giao của $AB$ và $SO$.

   1.Chứng minh 4 điểm $C,H,D,O$ cùng thuộc 1 đường tròn 

   2.Chứng minh $AC.BD=\frac{1}{2}.AB.CD$

   3.Tìm vị trí của $K$ để $\frac{1}{KA}+\frac{1}{KB}$ đạt GTNN

Bài 5.(1đ)

   Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho ngũ giác lồi $ABCDE$ có tọa độ các đỉnh là các số nguyên.Chứng minh có ít nhất 1 điểm nằm trong ngũ giác đó có tọa độ là các số nguyên.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi the man: 19-04-2015 - 19:57

"God made the integers, all else is the work of man."

                                                Leopold Kronecker


#2
Dinh Xuan Hung

Dinh Xuan Hung

    Thành viên nổi bật 2015

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1396 Bài viết

                                        ĐỀ THI THỬ NGUYỄN HUỆ LẦN 3 (VÒNG 2)    

                                                                          Thời gian: 120 phút

 

Bài 2.(3đ)

   1.Giải phương trình $2x^2+5x-1=7\sqrt{x^3-1}$

   

 

$2x^2+5x-1=7\sqrt{x^3-1}\Leftrightarrow 2(x^2+x+1)+3(x-1)=7\sqrt{(x-1)(x^2+x+1)}$

$\left ( \sqrt{x^2+x+1};\sqrt{x-1} \right )\rightarrow (a;b)(a>0;b\geq 0)$

Ta có:$2a^2-7ab+3b^2=0\Leftrightarrow 2a^2-6ab-ab+3b^2=0\Leftrightarrow 2a(a-3b)-b(a-3b)=0\Leftrightarrow (a-3b)(2a-b)=0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} a=3b & & \\ 2a=b & & \end{bmatrix}$

Đến đây thì dễ rồi



#3
the man

the man

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 589 Bài viết

                                        ĐỀ THI THỬ NGUYỄN HUỆ LẦN 3 (VÒNG 2)    

                                                                          Thời gian: 150 phút

Bài 1.(2đ)

   1.Cho $a,b,c \in R$ thỏa mãn $a^2+b^2+c^2=a+2b+3c=14$.Tính $T=abc$

   2.Cho $n$ là số nguyên dương.Chứng minh $A=2^{4n+1}+3^{4n}+2$ là hợp số

 

1.Từ giả thiết ta có $a^2+b^2+c^2+14-2a-4b-6c=0\Leftrightarrow (a-1)^2+(b-2)^2+(c-3)^2=0\Rightarrow T=6$

2.$A=2.16^n+81^n+2\equiv 2.1+1+2\equiv 0(mod5)\Rightarrow A\vdots 5$

  Mặt khác $A>5$ nên $A$ là hợp số


"God made the integers, all else is the work of man."

                                                Leopold Kronecker


#4
the man

the man

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 589 Bài viết

                                        ĐỀ THI THỬ NGUYỄN HUỆ LẦN 3 (VÒNG 2)    

                                                                          Thời gian: 150 phút

 

   2.Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix}-5x^2-14x+y^2-8=0 & & \\ -5x^2+16x+y^2-4xy-8y+16=0 & & \end{matrix}\right.$

 

PT thứ 2 tương đương với $(5x-y+4)(x+y-4)=0$

Đến đây dễ rồi


"God made the integers, all else is the work of man."

                                                Leopold Kronecker


#5
dogsteven

dogsteven

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1567 Bài viết

Bài 5. $(a,b)$ chỉ có các dạng chẵn-lẻ, chẵn-chẵn, lẻ-chẵn, lẻ-lẻ nên theo nguyên lý Dirichlet thì tồn tại hai đỉnh sao cho cùng tính chất, chọn trung điểm hai đỉnh đó.


Quyết tâm off dài dài cày hình, số, tổ, rời rạc.


#6
viet nam in my heart

viet nam in my heart

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 242 Bài viết

Bài 5. $(a,b)$ chỉ có các dạng chẵn-lẻ, chẵn-chẵn, lẻ-chẵn, lẻ-lẻ nên theo nguyên lý Dirichlet thì tồn tại hai đỉnh sao cho cùng tính chất, chọn trung điểm hai đỉnh đó.

Bác làm nhầm đề rồi  :icon6:

Ta sẽ chứng minh mọi ngũ giác có tọa độ các đỉnh là các số nguyên thì có ít nhất 1 điểm nguyên nằm trong ngũ giác đó 

Giả sử ngược lại tồn tại ngũ giác có tọa độ các đỉnh là các số nguyên mà bên trong không chứa 1 điểm nguyên nào

Trong các ngũ giác như vậy chọn 1 ngũ giác có diện tích bé nhất là GHIKL Theo nguyên lý Dirichlet thì tồn tại 2 đỉnh có cùng tính chất. Giả sử đó là G,H. Gọi M là trung điểm của GH thì M là điểm nguyên.

Xét ngũ giác MHIKL là 1 ngũ giác có tọa độ các đỉnh là các số nguyên và có diện tích nhỏ hơn tứ giác GHIKL nên theo trên thì trong tứ giác  MHIKL có điểm nguyên T.

Khi đó T cũng nằm trong tứ giác GHIKL ( trái với giả sử)

Vậy mọi ngũ giác có tọa độ các đỉnh là các số nguyên thì có ít nhất 1 điểm nguyên nằm trong ngũ giác đó 


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công." Isaac Newton

VMF's Marathon Hình học Olympic


#7
Minato

Minato

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 179 Bài viết

  Bài 4.(3đ)

    Cho đường tròn $(O;R)$ và 1 điểm $S$ nằm ngoài đường tròn sao cho $SO=2R$.Từ $S$ kẻ 2 tiếp tuyến $SB,SA$ và cát tuyến $SCD$ ($C$ nằm giữa $S$ và $D$). Gọi $K$ là trung điểm $CD$ và $H$ là giao của $AB$ và $SO$.

   1.Chứng minh 4 điểm $C,H,D,O$ cùng thuộc 1 đường tròn 

   2.Chứng minh $AC.BD=\frac{1}{2}.AB.CD$

   3.Tìm vị trí của $K$ để $\frac{1}{KA}+\frac{1}{KB}$ đạt GTNN

 

a)Ta có $SC.SD=SH.SO=SA^{2}$

=>C,H,D,O cùng thuộc 1 đường tròn

b)Vì $\Delta ACB\sim \Delta DKB(g-g)$

=>đpcm


:excl:  Life has no meaning, but your death shall    :excl:


#8
the man

the man

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 589 Bài viết

      

Bài 4.(3đ)

    Cho đường tròn $(O;R)$ và 1 điểm $S$ nằm ngoài đường tròn sao cho $SO=2R$.Từ $S$ kẻ 2 tiếp tuyến $SB,SA$ và cát tuyến $SCD$ ($C$ nằm giữa $S$ và $D$). Gọi $K$ là trung điểm $CD$ và $H$ là giao của $AB$ và $SO$.

   1.Chứng minh 4 điểm $C,H,D,O$ cùng thuộc 1 đường tròn 

   2.Chứng minh $AC.BD=\frac{1}{2}.AB.CD$

   3.Tìm vị trí của $K$ để $\frac{1}{KA}+\frac{1}{KB}$ đạt GTNN

 

Mình làm câu 3 vậy

Dễ thấy $\Delta ABS$ đều; $A,K,B,S$ cùng thuộc đường tròn đường kính $SO$

Lấy $F \in KS$ sao cho $AK=KF$ nên $\Delta AKF$ đều

Dễ chứng minh $\Delta AFS=\Delta AKB \Rightarrow KB=FS \Rightarrow KA+KB=KS$

$\frac{1}{KA}+\frac{1}{KB}\geq \frac{4}{KA+KB}=\frac{4}{KS}\geq \frac{4}{SO}=\frac{2}{R}$

$\Rightarrow \frac{1}{KA}+\frac{1}{KB}$ đạt GTNN khi $K\equiv O$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi the man: 19-04-2015 - 22:19

"God made the integers, all else is the work of man."

                                                Leopold Kronecker


#9
A piece of life

A piece of life

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết

Bác làm nhầm đề rồi  :icon6:

Ta sẽ chứng minh mọi ngũ giác có tọa độ các đỉnh là các số nguyên thì có ít nhất 1 điểm nguyên nằm trong ngũ giác đó 

Giả sử ngược lại tồn tại ngũ giác có tọa độ các đỉnh là các số nguyên mà bên trong không chứa 1 điểm nguyên nào

Trong các ngũ giác như vậy chọn 1 ngũ giác có diện tích bé nhất là GHIKL Theo nguyên lý Dirichlet thì tồn tại 2 đỉnh có cùng tính chất. Giả sử đó là G,H. Gọi M là trung điểm của GH thì M là điểm nguyên.

Xét ngũ giác MHIKL là 1 ngũ giác có tọa độ các đỉnh là các số nguyên và có diện tích nhỏ hơn tứ giác GHIKL nên theo trên thì trong tứ giác  MHIKL có điểm nguyên T.

Khi đó T cũng nằm trong tứ giác GHIKL ( trái với giả sử)

Vậy mọi ngũ giác có tọa độ các đỉnh là các số nguyên thì có ít nhất 1 điểm nguyên nằm trong ngũ giác đó 

Bài 5.(1đ)

   Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho ngũ giác lồi $ABCDE$ có tọa độ các đỉnh là các số nguyên.Chứng minh có ít nhất 1 điểm nằm trong ngũ giác đó có tọa độ là các số nguyên.

Em làm có dùng máy tính  :icon6: Không hay lắm.

- Dễ có ngũ giác $ABCDE$ không có cạnh là 1.
- Xét ngũ giác $ABCDE$ với cạnh lớn hơn 1 : dùng lượng giác sẽ tính được tâm đường tròn nội tiếp $ABCDE$ lớn hơn 1. 
Do đó dễ có đpcm.
Không biết sai đâu không  :(


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi A piece of life: 19-04-2015 - 23:28


#10
the man

the man

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 589 Bài viết

                                        

Bài 3.(1đ).Cho $a,b,c>0$. Chứng minh 

                         $\sum \frac{ab}{4b+4c+a}\leq \frac{a+b+c}{9}$

 

Nốt con bất vậy nhé  :wacko:

$\sum \frac{ab}{4b+4c+a}=\frac{ab}{(2c+a)+(2b+c)+(2b+c)}$

$\leq \frac{1}{9}\sum \left ( \frac{ab}{2c+a}+\frac{2ab}{2b+c} \right )$

$=\frac{1}{9}\left [ (\frac{ab}{a+2c}+\frac{2bc}{a+2c})+(\frac{2ab}{2b+c}+\frac{ca}{2b+c})+(\frac{bc}{2a+b}+\frac{2ac}{2a+b}) \right ]=\frac{a+b+c}{9}$


"God made the integers, all else is the work of man."

                                                Leopold Kronecker


#11
viet nam in my heart

viet nam in my heart

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 242 Bài viết

Em làm có dùng máy tính  :icon6: Không hay lắm.

- Dễ có ngũ giác $ABCDE$ không có cạnh là 1.
- Xét ngũ giác $ABCDE$ với cạnh lớn hơn 1 : dùng lượng giác sẽ tính được tâm đường tròn nội tiếp $ABCDE$ lớn hơn 1. 
Do đó dễ có đpcm.
Không biết sai đâu không  :(

Ngũ giác có đều đâu mà xét tâm nội tiếp  :closedeyes:


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công." Isaac Newton

VMF's Marathon Hình học Olympic


#12
A piece of life

A piece of life

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết

Ngũ giác có đều đâu mà xét tâm nội tiếp  :closedeyes:

 

Đọc lộn chữ "lồi" thành chữ "đều"  :closedeyes: Mắt mũi dạo này nó thế  :wacko:

Có cách nào dùng độ dài không bác  :mellow:



#13
viet nam in my heart

viet nam in my heart

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 242 Bài viết

Đọc lộn chữ "lồi" thành chữ "đều"  :closedeyes: Mắt mũi dạo này nó thế  :wacko:

Có cách nào dùng độ dài không bác  :mellow:

Bên trên em có làm rồi mà  :(


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công." Isaac Newton

VMF's Marathon Hình học Olympic


#14
A piece of life

A piece of life

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết

Bên trên em có làm rồi mà  :(

Ý em là không dùng diện tích nữa  :mellow:



#15
Minato

Minato

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 179 Bài viết

Mình làm câu 3 vậy

Dễ thấy $\Delta ABS$ đều; $A,K,B,S$ cùng thuộc đường tròn đường kính $SO$

Lấy $F \in KS$ sao cho $AK=KF$ nên $\Delta AKF$ đều

Dễ chứng minh $\Delta AFS=\Delta AKB \Rightarrow KB=FS \Rightarrow KA+KB=KS$

$\frac{1}{KA}+\frac{1}{KB}\geq \frac{4}{KA+KB}=\frac{4}{KS}\geq \frac{4}{SO}=\frac{2}{R}$

$\Rightarrow \frac{1}{KA}+\frac{1}{KB}$ đạt GTNN khi $K\equiv O$

Sao không dùng Ptô-lê-mê luôn vậy????????


:excl:  Life has no meaning, but your death shall    :excl:


#16
the man

the man

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 589 Bài viết

Sao không dùng Ptô-lê-mê luôn vậy????????

Ý bạn thế này chứ gì:

$AK.BS+BK.AS=AB.KS \Rightarrow (AK+BK).AB \leq AB.OS \Rightarrow AK+BK \leq 2R$

Nhưng mà đi thi sẽ phải chứng minh P-tô-lê-mê thôi


"God made the integers, all else is the work of man."

                                                Leopold Kronecker


#17
Minato

Minato

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 179 Bài viết

Ý bạn thế này chứ gì:

$AK.BS+BK.AS=AB.KS \Rightarrow (AK+BK).AB \leq AB.OS \Rightarrow AK+BK \leq 2R$

Nhưng mà đi thi sẽ phải chứng minh P-tô-lê-mê thôi

Đúng rồi đó mà chứng minh Ptô-lê-mê cũng ngắn thôi mà  :icon6:


:excl:  Life has no meaning, but your death shall    :excl:


#18
the man

the man

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 589 Bài viết

Đúng rồi đó mà chứng minh Ptô-lê-mê cũng ngắn thôi mà  :icon6:

nói chung 2 cách ngắn dài như nhau


"God made the integers, all else is the work of man."

                                                Leopold Kronecker





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh