Đến nội dung

Hình ảnh

Marathon Phương trình và hệ phương trình VMF

* * * * - 17 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 375 trả lời

#341
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết

Bài 203: GPT $\frac{1}{\sqrt{x+3}}+\frac{1}{\sqrt{3x+1}}=\frac{2}{1+\sqrt{x}}$

Sửa lại lời giải như sau nhé (Cảm ơn tiền bối An Infinitesimal)

Áp dụng BĐT $Cauchy-Schwarz$ ta có: $\left ( \dfrac{1}{\sqrt{x+3}}+\dfrac{1}{\sqrt{3x+1}} \right )^2\leqslant 2\left ( \dfrac{1}{x+3}+\dfrac{1}{3x+1} \right )$

Mà: $\left ( \dfrac{2}{\sqrt{x}+1} \right )^2-2\left ( \dfrac{1}{x+3}+\dfrac{1}{3x+1} \right)=\dfrac{4(\sqrt{x}-1)^4}{(\sqrt{x}+1)^2(x+3)(3x+1)}\geqslant 0$

Do đó: $\frac{1}{\sqrt{x+3}}+\frac{1}{\sqrt{3x+1}}\leqslant \frac{2}{1+\sqrt{x}}$

Đẳng thức xảy ra: $\iff x=1$

Thử lại thấy thoả mãn


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HoangKhanh2002: 18-06-2017 - 17:46


#342
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Áp dụng BĐT $Cauchy-Schwarz$ và $AM-GM$ ta có:

$\dfrac{1}{\sqrt{x+3}}+\dfrac{1}{\sqrt{3x+1}}\geqslant \dfrac{1}{\dfrac{x+3+4}{4}}+\dfrac{1}{\dfrac{3x+1+4}{4}}=\dfrac{\dfrac{1}{2}}{\dfrac{x+7}{8}}+\dfrac{\dfrac{1}{2}}{\dfrac{3x+5}{8}}\\\geqslant \dfrac{\left ( \sqrt{\dfrac{1}{2}}+\sqrt{\dfrac{1}{2}} \right )^2}{\dfrac{4x+12}{8}}=\dfrac{2}{\dfrac{x+3}{2}}$

Suy ra: $\dfrac{x+3}{2}\leqslant \sqrt{x}+1 \iff (\sqrt{x}-1)^2\leqslant 0 \iff x=1$

Thử lại thấy thoả mãn

 

Hình lời giải có một lỗi và lỗi đó đã hại cái lời giải hay!


Đời người là một hành trình...


#343
Hoang Dinh Nhat

Hoang Dinh Nhat

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 402 Bài viết

Áp dụng BĐT $Cauchy-Schwarz$ và $AM-GM$ ta có:

$\dfrac{1}{\sqrt{x+3}}+\dfrac{1}{\sqrt{3x+1}}\geqslant \dfrac{1}{\dfrac{x+3+4}{4}}+\dfrac{1}{\dfrac{3x+1+4}{4}}=\dfrac{\dfrac{1}{2}}{\dfrac{x+7}{8}}+\dfrac{\dfrac{1}{2}}{\dfrac{3x+5}{8}}\\\geqslant \dfrac{\left ( \sqrt{\dfrac{1}{2}}+\sqrt{\dfrac{1}{2}} \right )^2}{\dfrac{4x+12}{8}}=\dfrac{2}{\dfrac{x+3}{2}}$

Suy ra: $\dfrac{x+3}{2}\leqslant \sqrt{x}+1 \iff (\sqrt{x}-1)^2\leqslant 0 \iff x=1$

Thử lại thấy thoả mãn


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Dinh Nhat: 18-06-2017 - 15:49

Chấp nhận giới hạn của bản thân, nhưng đừng bao giờ bỏ cuộc

 

 

 

 


#344
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết

Hình lời giải có một lỗi và lỗi đó đã hại cái lời giải hay!

 

 

Đã sửa

$\boxed{\text{Bài toán 204}}$ Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} 3x^2+xy-9x-y^2-9y=0\\ 2x^3-20x-x^2y-20y=0 \end{matrix}\right.$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HoangKhanh2002: 18-06-2017 - 16:41


#345
Duy Thai2002

Duy Thai2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 433 Bài viết

Sửa lại lời giải như sau nhé (Cảm ơn tiền bối An Infinitesimal)

Áp dụng BĐT $AM-GM$ ta có: $\left ( \dfrac{1}{\sqrt{x+3}}+\dfrac{1}{\sqrt{3x+1}} \right )^2\leqslant 2\left ( \dfrac{1}{x+3}+\dfrac{1}{3x+1} \right )$

Mà: $\left ( \dfrac{2}{\sqrt{x}+1} \right )^2-2\left ( \dfrac{1}{x+3}+\dfrac{1}{3x+1} \right)=\dfrac{4(\sqrt{x}-1)^4}{(\sqrt{x}+1)^2(x+3)(3x+1)}\geqslant 0$

Do đó: $\frac{1}{\sqrt{x+3}}+\frac{1}{\sqrt{3x+1}}\leqslant \frac{2}{1+\sqrt{x}}$

Đẳng thức xảy ra: $\iff x=1$

Thử lại thấy thoả mãn

 

Không phải AM-GM mà Cauchy-Schwarz


Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn.


#346
trambau

trambau

    Thiếu úy

  • Điều hành viên THPT
  • 551 Bài viết

Đã sửa

$\boxed{\text{Bài toán 204}}$ Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} 3x^2+xy-9x-y^2-9y=0\\ 2x^3-20x-x^2y-20y=0 \end{matrix}\right.$

Bài của Khánh sử dụng phương pháp thế, đây là 1 hệ rất quen thuộc của những đề luyện thi đại học

Từ phương trình $(2)$ $\Rightarrow y=\frac{2x^2-20x}{x^2+20}$ thế vào phương trình $(1)$ ta được 

$3x^2-9x+\frac{x(2x^3-20x)}{x^2+20}-(\frac{2x^3-20x}{x^2+20})^2-\frac{9(2x^3-20x)}{x^2+20}=0$

$\Leftrightarrow \frac{x(x-10)(x-2)(x^2-15x+20)}{(x^2+20)^2}=0$

giải phương trình tìm $x$ có vẻ bài này có 1 số nghiệm lẻ



#347
trambau

trambau

    Thiếu úy

  • Điều hành viên THPT
  • 551 Bài viết

Bài toán 205: Giải hệ phương trình 

 $\left\{\begin{matrix} x^{2}\sqrt{2(x-3)}+(x+1)(y-1)=\sqrt[3]{3x-\frac{1}{2}}\\ \sqrt{x^{2}+x+1}-\sqrt{y^{2}-y+1}=\sqrt{x^{2}-xy+y^{2}} \end{matrix}\right.$



#348
Duy Thai2002

Duy Thai2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 433 Bài viết

Bài 205:https://diendantoanh...sqrt33x-frac12/


Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn.


#349
trambau

trambau

    Thiếu úy

  • Điều hành viên THPT
  • 551 Bài viết

bài này dùng BĐT mincopski để đi đến bước đó, nhưng mà ít người giải được, mục đích mình đăng lại là để mọi người tìm thêm cách khác



#350
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết

Bài của Khánh sử dụng phương pháp thế, đây là 1 hệ rất quen thuộc của những đề luyện thi đại học

Từ phương trình $(2)$ $\Rightarrow y=\frac{2x^2-20x}{x^2+20}$ thế vào phương trình $(1)$ ta được 

$3x^2-9x+\frac{x(2x^3-20x)}{x^2+20}-(\frac{2x^3-20x}{x^2+20})^2-\frac{9(2x^3-20x)}{x^2+20}=0$

$\Leftrightarrow \frac{x(x-10)(x-2)(x^2-15x+20)}{(x^2+20)^2}=0$

giải phương trình tìm $x$ có vẻ bài này có 1 số nghiệm lẻ

Giải pháp này chưa hiệu quả lắm!!!

Nó sẽ không khả thi lắm trong 1 số trường hợp

Để chứng tỏ điều đó, mời chị giải 1 bài toán cùng dạng

$\boxed{\text{Bài 206}}$ Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} 4x^3+3xy^2=7y\\ y^3+6x^2y=7 \end{matrix}\right.$



#351
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

Lời giải bài 206:

Trước hết, từ PT $(2)$ ta có: $y> 0$ suy ra $x> 0$.

Trừ theo vế $2$ PT, ta được: $4x^3-6x^2y+3xy^2-y^3=7(y-1)$.

Xét $y\geq 1$, thì $4x^3-6x^2y+3xy^2-y^3\geq 0\Rightarrow x\geq y$.

Ta có: $7y=4x^3+3xy^2\geq 7y^3$.

Suy ra: $y\leq 1$.

Do đó: $y=1$ nên $x=1$.

Tương tự TH còn lại.


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#352
didifulls

didifulls

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 221 Bài viết

Lời giải bài 206:

Trước hết, từ PT $(2)$ ta có: $y> 0$ suy ra $x> 0$.

Trừ theo vế $2$ PT, ta được: $4x^3-6x^2y+3xy^2-y^3=7(y-1)$.

Xét $y\geq 1$, thì $4x^3-6x^2y+3xy^2-y^3\geq 0\Rightarrow x\geq y$.

Ta có: $7y=4x^3+3xy^2\geq 7y^3$.

Suy ra: $y\leq 1$.

Do đó: $y=1$ nên $x=1$.

Tương tự TH còn lại.

Lời giải rất hay :) Nhưng bạn có thể làm nốt trường hợp còn lại đk không :> Thấy khó hiểu đoạn TH học lại :3


''.''


#353
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

$\boxed{\text{Bài 206}}$ Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} 4x^3+3xy^2=7y\\ y^3+6x^2y=7 \end{matrix}\right.$

Để "anh" không hỏi vì sao "e" làm thế, mình  xử lý theo tư duy hệ đẳng cấp này theo lối tư duy 'cồng kềnh':

\[(4x^3+3xy^2)^3. 7^2=(7y)^3 (y^3+6x^2y)^2.\]

 

\[\iff (4x^3+3xy^2)^3=7y^3 (y^3+6x^2y)^2.\]

Hiển nhiên $y\neq 0,$ đặt $t=\frac{x}{y}$, phương trình trên được viết lại

\[\left(4t^3+3t\right)^3=7(6t^2+1)^2.\]

 

Đặt $f(t)=\left(4t^3+3t\right)^3-7(6t^2+1)^2.$

Không nhẹ nhàng lắm để chứng minh PT trên có nghiệm duy nhất $t=1$.

 

Thử tiếp cận hướng khác để xử lý hệ này!

 

Đã sửa

$\boxed{\text{Bài toán 204}}$ Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} 3x^2+xy-y^2=9x+9y\\ 2x^3-x^2y=20(x+y) \end{matrix}\right.$

 

Tiếp cận hướng đẳng cấp cũng khá phức tạp.


Đời người là một hành trình...


#354
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết

Tiếp cận hướng đẳng cấp cũng khá phức tạp.

Đây là hướng của em. Cách này đã được anh Bùi Thế Việt nghĩ ra....

 

Đã sửa

$\boxed{\text{Bài toán 204}}$ Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} 3x^2+xy-9x-y^2-9y=0\\ 2x^3-20x-x^2y-20y=0 \end{matrix}\right.$

Bằng máy tính thử vài giá trị của $y$ rồi solve $x$, ta có được 2 nghiệm sau: $(x,y)\in \left \{ (0,0),(2,-1) \right \}\implies x+2y=0 \iff x=-2y$

Thế vào hệ ta có: $\left\{\begin{matrix} 9y(y+1)=0\\ -20y(y+1)(y-1)=0 \end{matrix}\right.$

Có ngay ý tưởng

Lấy $20(y-1)PT(1)+9PT(2)$ ta được: $20(y-1)(3x^2+xy-9x-y^2-9y)+9(2x^3-20x-x^2y-20y)=0\\ \iff (x+2y)(18x^2+15xy-60x-10y^2-80y)=0$

Trường hợp 1 dễ rồi

Trường hợp 2: Ta có hệ: $\left\{\begin{matrix} 18x^2-10y^2+15xy-60x-80y=0\\ 3x^2-y^2+xy-9x-9y=0 \end{matrix}\right.$

Hệ này cũng đã được anh Việt đưa ra dạng tổng quát

Hệ dạng: $\left\{\begin{matrix} a_{1}x^2+b_{1}y^2+c_{1}xy+d_{1}x+e_{1}y+f_{1}=0\\ a_{2}x^2+b_{2}y^2+c_{2}xy+d_{2}x+e_{2}y+f_{2}=0 \end{matrix}\right.$

Đặt: $\left\{\begin{matrix} a=a_{1}+ka_{2},b=b_{1}+kb_{2},c=c_{1}+kc_{2}\\ d=d_{1}+kd_{2},e=e_{1}+ke_{2},f=f_{1}+fa_{2} \end{matrix}\right.$

Thế vào công thức: $dec+4abf=ae^2+bd^2+fc^2$. Tìm được $k$. Lấy $PT(1)+kPT(2)$ rồi tìm $\Delta$ và phân tích nhân tử thôi

Bài toán được giải quyết khá đơn giản về mặt ý tưởng

Bài 206 tương tự dạng này, cái trong ngoặc của bài này là sử dụng tư duy đẳng cấp


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HoangKhanh2002: 18-06-2017 - 21:23


#355
Duy Thai2002

Duy Thai2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 433 Bài viết

Mình chưa hiểu rõ ý tưởng bài 206.Bạn có thể giải thích rõ không?


Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn.


#356
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết

Tiếp lửa cho topic bằng 2 bài toán sau đây:

$\boxed{207}$ Giải phương trình $\sqrt{4x-1}+\sqrt[4]{8x-3}=4x^4-3x^2+5x$

$\boxed{208}$ Giải phương trình: $x+\sqrt{2x-1}\sqrt[3]{2x+1}=3+\sqrt{x+2}\sqrt[3]{x+4}$



#357
Duy Thai2002

Duy Thai2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 433 Bài viết

Tiếp lửa cho topic bằng 2 bài toán sau đây:

$\boxed{207}$ Giải phương trình $\sqrt{4x-1}+\sqrt[4]{8x-3}=4x^4-3x^2+5x$

$\boxed{208}$ Giải phương trình: $x+\sqrt{2x-1}\sqrt[3]{2x+1}=3+\sqrt{x+2}\sqrt[3]{x+4}$

Bài 207:

ĐK:$x\geq \frac{3}{8}$

Ta có: $\sqrt{4x-1}=\sqrt{1.(4x-1)}\leq \frac{4x-1+1}{2}=2x$(AM-GM)

$\sqrt[4]{8x-3}=\sqrt[4]{1.1.1(8x-3)}\leq \frac{1+1+1+8x-3}{4}=2x$ (AM-GM)

=>$\sqrt{4x-1}+\sqrt[4]{8x-3}\leq 4x$

Mặt khác, $4x^{4}-3x^{2}+5x-4x=x(x+1)(2x-1)^{2}\geq 0$ (đúng theo đk của x)

=> $4x^{4}-3x^{2}+5x\geq 4x$

=> $4x^{4}-3x^{2}+5x\geq \sqrt{4x-1}+\sqrt[4]{8x-3}$

=> $4x^{4}-3x^{2}+5x=\sqrt{4x-1}+\sqrt[4]{8x-3}$ <=> x=$\frac{1}{2}$ (n)

Vậy S={$\frac{1}{2}$}


Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn.


#358
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

Lời giải bài 208:

Điều kiện: $x\geq \frac{1}{2}$.

Ta sẽ phát hiện được $x=3$ là nghiệm của PT.

Tuy nhiên, ta thấy PT rất khó khăn trong biến đổi, có thể ta cũng dùng thử liên hợp chẳng hạn nhưng khá lâu.

Nên ta nghĩ ngay dùng PP đánh giá.

Viết lại PT ban đầu: $x-3=\sqrt{x+2}\sqrt[3]{x+4}-\sqrt{2x-1}\sqrt[3]{2x+1}$.

Xét $x\geq 3$.

Ta có: $\sqrt{x+2}\sqrt[3]{x+4}-\sqrt{2x-1}\sqrt[3]{2x+1}=x-3\geq 0$.

$\Rightarrow \sqrt{\frac{x+2}{2x-1}}\geq \sqrt[3]{\frac{2x+1}{x+4}}$.

Do ta xét $x\geq 3$ nên $1\geq \sqrt{\frac{x+2}{2x-1}}$.

Do đó; $\sqrt[3]{\frac{2x+1}{x+4}}\leq 1\Rightarrow x\leq 3$.

Nên: $x=3$.

Tương tự trường hợp còn lại.

Vậy $x=3$ là nghiệm của PT.


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#359
HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 483 Bài viết
$\boxed{208}$ Giải phương trình: $x+\sqrt{2x-1}\sqrt[3]{2x+1}=3+\sqrt{x+2}\sqrt[3]{x+4}$

Bài này có vẻ khá phức tạp nhưng có thể xử lí khá dễ như sau:

$2x-1+\sqrt{2x-1}\sqrt[3]{2x-1+2}=x+2+\sqrt{x+2}\sqrt[3]{x+2+2}$

Xét hàm: $f(t)=t+\sqrt{t}\sqrt[3]{x+2} \implies f(t)'$. Dễ dàng kiểm tra được tính đồng biến

$\implies x+2=2x-1 \implies x=3$

Thử lại và kết luận



#360
hathu123

hathu123

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 7 Bài viết

Bài toán 209. Giải phương trình $2{x^4} - 4x + 1 - \left( {{x^3} - x - 1} \right)\sqrt {3{x^3} + 1}  = 0$






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh