Đến nội dung

Hình ảnh

Topic ôn thi hình học vào cấp 3 chuyên

hình học

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 239 trả lời

#101
Kiratran

Kiratran

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 296 Bài viết

attachicon.gifTopic thi vào lớp 10 chuyên.png

a) $MC=MH ; DB=DC \Rightarrow DM \parallel AB \Rightarrow \angle BAN=  \angle DMN$

 và $ \angle BAN =  \angle DCN$ (cùng chắn cung $BC$)

$\Rightarrow \angle DMN = \angle DCN$

$\Rightarrow$ Tứ giác $CMDN$ nội tiếp

b) Bạn xem lại đề câu này nhé

c) Gọi $J$ là giao điểm của $CN$ và $SA$

Theo hệ thức lượng: $DJ^2 = JN.JC$ $(1)$

$\angle SBN = \angle BAN = \angle BCN = \angle JDN$

$\Rightarrow$ Tứ giác $BDNS$ nội tiếp

$\Rightarrow \angle DSN = \angle DBN = \angle NAC = \angle JCS$

$\Rightarrow \Delta JSN \sim \Delta JCS$ $(g.g)$

$\Rightarrow JS^2 = JN.JC$ $(2)$

Từ $(1)$ và $(2)$ $\Rightarrow$ $JS=JD$

$\Rightarrow$ $CN$ chia đôi $SD$.

câu b là SN cắt (O) tại điểm thứ 2 là E. CM CE//SA


Duyên do trời làm vương vấn một đời.


#102
Nguyenphuctang

Nguyenphuctang

    Sĩ quan

  • Banned
  • 499 Bài viết

Lời giải bài 54: 

 

nguyenminhha.png

 

Từ $B$ và $C$ kẻ $2$ đường cao $BE, CF$. Gọi $K$ là trung điểm $EF$.

Dễ thấy 3 điểm $M,K,N$ thẳng hàng ($MN$ là đường trung trực $EF$). 

$FK=KE; BP=PE; QF=QC;BN=NC$ nên KP || BF || NQ

Tương tự: PN || KQ. $\Rightarrow$ $PKQN$  là hình bình hành nên $ MN $ đi qua trung điểm $PQ$.

 

Bài toán tương tự: Cho tam giác $ABC$, trực tâm $H$, $M$ là trung điểm của $BC$, đường tròn $Euler$ cắt $AH$ tại $N$, cắt $AM$ tại $X$, từ $X$ kẻ $XY \perp BH ; XZ \perp CH$  ($Y,Z$ thuộc $BH,CH$). Chứng minh rằng: $MN$ đi qua trung điểm $YZ$.

 

Dạo này mình bận quá không vào topic thường xuyên sau này sẽ cố gắng đóng góp cho topic nhiều hơn trước.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyenphuctang: 22-04-2017 - 22:45


#103
NHoang1608

NHoang1608

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

Bài toán 55 (Nguyễn Văn Linh). Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp đường tròn tâm $O$. Gọi $I,J$ lần lượt là các hình chiếu của $O$ trên $AC,BD$. Gọi $E$ là giao điểm của $AD$ với $BC$ và $H,L$ thứ tự là hình chiếu của $E$ trên $AB,CD$. Chứng minh rằng $IJ$ là đường trung trực của đoạn thẳng $HL$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NHoang1608: 22-04-2017 - 23:34

The greatest danger for most of us is not that our aim is too high and we miss it, but that it is too low and we reach it.

----- Michelangelo----


#104
AnhTran2911

AnhTran2911

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 230 Bài viết

Thông cảm vì mình không biết vẽ hình.

Lấy điểm Z sao cho I là trung điểm HZ. Do đó tứ giác AHCZ là hbh.

Ta có: EH/ZC=EH\AH=EL\LC ( Do EAB$\sim$ECD )

$\Rightarrow$ EH\EL=CZ\CL (1)

Lại có: $\angle$ LCZ = $\angle$ACZ-$\angle$ACD= $\angle$BAC-$\angle$ABD= 1/2 ( $\angle$BOC-$\angle$AOD) (2)

$\angle$LEH =$\angle$DEC-2$\angle$DEL=2$\angle$ADC-$\angle$DEC -180

                      = $\angle$AOC+ 1\2($\angle$DOC-$\angle$AOB)-180 (3)

Từ (2)(3) ta suy ra $\angle$LEH = $\angle$LCZ ( Biến đổi tương đương đương)(4)

Vì thế từ(1)(4)$\Rightarrow$ $\triangle$LEH đồng dạng $\triangle$LCZ . Dẫn đến $\angle$ELH =$\angle$CLZ

Cho nên $\angle$HLZ =90 $\Rightarrow$ $\triangle$HlZ vuông tại L. Mà $\triangle$ này có LI trung tuyến 

Suy ra IL=IH , CMTT thì JH=JL Nên JI là trung trực HL


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi AnhTran2911: 23-04-2017 - 11:47

        AQ02

                                 


#105
Nguyenphuctang

Nguyenphuctang

    Sĩ quan

  • Banned
  • 499 Bài viết

Bài 56: (IMO 2006)

Cho hình thang $ABCD$ ($AB // CD$). Lấy $M, N$ trên $AB;CD$  sao cho $\frac{AM}{MB} = \frac{DN}{NC}$. $P$ và $Q$ trên $MN$ sao cho $\angle DPC = \angle ABC$ và $\angle AQB = \angle BCD$. Chứng minh rằng: $P,Q,B,C$ đồng viên.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyenphuctang: 23-04-2017 - 12:36


#106
NHoang1608

NHoang1608

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

Lời giải bài 56.

                       IMO 2006 1.png

Gọi giao điếm của $AQ,BQ$ với $DP,PC$ lần lượt tại $E,F$.

Dễ thấy vì $\frac{AM}{MB}=\frac{DN}{NC}$ nên các tia $DA,NM,CB$ đồng quy tại điểm $I$.

Áp dụng định lý $Menelaus$ cho tam giác $IAQ$ với 3 điểm $P,E,D$ thẳng hàng ta có:

                                      $\frac{QP}{IP}.\frac{DI}{AD}.\frac{AE}{EQ}=1$

Tương tự:

                                      $\frac{QP}{IP}.\frac{CI}{BC}.\frac{BF}{QF}=1$

                                      $\frac{DI}{AD}=\frac{CI}{BC}$  $(AB//CD)$

Nên $\frac{AE}{EQ}=\frac{BF}{QF}$ hay $EF//AB/CD$

Ta có: $\widehat{EBF}+\widehat{EQF}=\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=180^{\circ}$

          $\Rightarrow$ Tứ giác $EPFQ$ nội tiếp   $(1)$

Suy ra $\widehat{EPF}=\widehat{EPQ}+\widehat{PQF}=\widehat{EFQ}+\widehat{QPF}=\widehat{ABQ}+\widehat{QPF}$

Mặt khác $\widehat{EPF}=\widehat{ABC}=\widehat{ABQ}+\widehat{QBC}$

   $\Rightarrow \widehat{QPF}=\widehat{QBC}$

   $\Rightarrow$ Tứ giác $PBCQ$ nội tiếp $\boxed{}$.

 

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NHoang1608: 23-04-2017 - 21:23

The greatest danger for most of us is not that our aim is too high and we miss it, but that it is too low and we reach it.

----- Michelangelo----


#107
NHoang1608

NHoang1608

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

Bài toán 57: (Toán học tuổi trẻ).

Cho tam giác nhọn $ABC$, tia phân giác trong của góc $BAC$ cắt $BC$ tại $D$. Gọi $E,F$ thứ tự là hình chiếu vuông góc của $D$ trên $AB$ và $AC$,$K$ là giao điểm của $CE$ và $BF$, $H$ là giao điểm của $BF$ với đường tròn ngoại tiếp tam giác $AEK$. Chứng minh rằng $DH$ vuông góc với $BF$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NHoang1608: 23-04-2017 - 21:57

The greatest danger for most of us is not that our aim is too high and we miss it, but that it is too low and we reach it.

----- Michelangelo----


#108
AnhTran2911

AnhTran2911

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 230 Bài viết

Lời giải bài 56.

                       attachicon.gifIMO 2006 1.png

Gọi giao điếm của $AQ,BQ$ với $DP,PC$ lần lượt tại $E,F$.

Dễ thấy vì $\frac{AM}{MB}=\frac{DN}{NC}$ nên các tia $DA,NM,CB$ đồng quy tại điểm $I$.

Áp dụng định lý $Menelaus$ cho tam giác $IAQ$ với 3 điểm $P,E,D$ thẳng hàng ta có:

                                      $\frac{QP}{IP}.\frac{DI}{AD}.\frac{AE}{EQ}=1$

Tương tự:

                                      $\frac{QP}{IP}.\frac{CI}{BC}.\frac{BF}{QF}=1$

                                      $\frac{DI}{AD}=\frac{CI}{BC}$  $(AB//CD)$

Nên $\frac{AE}{EQ}=\frac{BF}{QF}$ hay $EF//AB/CD$

Ta có: $\widehat{EBF}+\widehat{EQF}=\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=180^{\circ}$

          $\Rightarrow$ Tứ giác $EPFQ$ nội tiếp   $(1)$

Suy ra $\widehat{EPF}=\widehat{EPQ}+\widehat{PQF}=\widehat{EFQ}+\widehat{QPF}=\widehat{ABQ}+\widehat{QPF}$

Mặt khác $\widehat{EPF}=\widehat{ABC}=\widehat{ABQ}+\widehat{QBC}$

   $\Rightarrow \widehat{QPF}=\widehat{QBC}$

   $\Rightarrow$ Tứ giác $PBCQ$ nội tiếp $\boxed{}$.

Thế còn Trường hợp Q nằm giữa P và M thì sao? bởi vì lúc này tứ giác EPFQ k nội tiếp


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi AnhTran2911: 24-04-2017 - 12:16

        AQ02

                                 


#109
Mr Cooper

Mr Cooper

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 496 Bài viết

Bài toán 53 (Thi thử vào chuyên Toán KHTN 2012). Cho tam giác $ABC (AB<AC)$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Phân giác góc $\widehat{BAC}$ cắt $(O)$ tại điểm $D$. Lấy $E$ đối xứng $D$ qua $O$. Gọi $F$ là 1 điểm thuộc cung $BD$ không chứa $A,C$ của $(O)$, $EF$ cắt $BC$ tại $G$. Lấy $H \in AF: GH//AD$. Chứng minh rằng: $HG$ là phân giác góc $BHC$.

Hình.png

Vẽ đường tròn $(I)$ ngoại tiếp $\Delta AHB$ cắt $AB$ và $AC$ lần lượt tại $M$ và $N$. Vẽ đường tròn $(S)$ ngoại tiếp $\Delta AMN$. 

Gọi $H'$ là giao điểm của $SI$ và đường tròn $(I)$. 

Từ $\text{Bài Toán 48}$ ta có được bổ đề sau: Tứ giác $AOBS$ là hình bình hành 

Dễ dàng chứng minh được $H'G \parallel AD$ , mà $HG \parallel AD$ $\Rightarrow H \equiv H'$

$\Rightarrow HG$ là phân giác góc $\angle BHC$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mr Cooper: 24-04-2017 - 15:30


#110
Mr Cooper

Mr Cooper

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 496 Bài viết

Bài toán 57: (Toán học tuổi trẻ).

Cho tam giác nhọn $ABC$, tia phân giác trong của góc $BAC$ cắt $BC$ tại $D$. Gọi $E,F$ thứ tự là hình chiếu vuông góc của $D$ trên $AB$ và $AC$,$K$ là giao điểm của $CE$ và $BF$, $H$ là giao điểm của $BF$ với đường tròn ngoại tiếp tam giác $AEK$. Chứng minh rằng $DH$ vuông góc với $BF$.

$\textbf{Lời giải Bài Toán 57:}$

Hình VMF THTT.png

Gọi $L$ là giao điểm của $AK$ và $BC$, $L'$ là đường cao hạ từ $A$ xuống $BC$

Theo định lý $\text{Ceva}$ ta có: 

$\frac{LC}{LB}\frac{BE}{EA}\frac{AF}{FC}=1 \Rightarrow \frac{LC}{LB}=\frac{FC}{BE} \Leftrightarrow \frac{LB}{BE}=\frac{LC}{FC}$ $(1)$
Áp dụng tính chất đường phân giác ta có:
$\frac{L'B}{BE}=\frac{AB}{DB}=\frac{AC}{CD}=\frac{L'C}{FC} \Rightarrow \frac{L'B}{BE}=\frac{L'C}{FC}$ $(2)$
Từ $(1)$ và$(2)$ $\Rightarrow L \equiv L' \Rightarrow AL \perp BC$

$BK.BH=BE.BA$ và $\Delta BDE = \Delta BAL (g.g) \Rightarrow BE.BA=BL.BD$

$\Rightarrow BK.BH=BL.BD$

$\Rightarrow \Delta BLK = \Delta BHD$

$\angle BHD = \angle BLK =90^0$ Hay $DH \perp BF$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mr Cooper: 25-04-2017 - 15:51


#111
NHoang1608

NHoang1608

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

Bài toán 58: (TST Đà Nẵng 2016-2017). 

Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp $(O)$, $H$ là trực tâm tam giác. Đường thẳng qua $A$ vuông góc với $OH$ cắt $BC$ tại $D$. $K,L$ lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ADB,ADC$.

       1. Chứng minh $A,K,L,O$ thuộc một đường tròn gọi là $(S)$.

       2. $AH$ cắt $(S)$ tại điểm $E$. $F$ đối xứng với $E$ qua $BC$. Chứng minh rằng: $HA=HF$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NHoang1608: 25-04-2017 - 18:57

The greatest danger for most of us is not that our aim is too high and we miss it, but that it is too low and we reach it.

----- Michelangelo----


#112
Mr Cooper

Mr Cooper

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 496 Bài viết

$\boxed{\text{Bài Toán 59}}$[Nguyễn Quang Trung] Cho tam giác $ABC$ đường cao $AD,BE,CF$ đồng quy tại $H$. Hạ $HG$ vuông góc với $EF$. $I$ thuộc $BE$ sao cho $GI \parallel BC$. $J$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $IEF$. Chứng minh rằng $3$ điểm $J,G,D$ thẳng hàng.

Spoiler


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mr Cooper: 24-04-2017 - 21:36


#113
Mr Cooper

Mr Cooper

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 496 Bài viết

Bài toán 58: (TST Đà Nẵng 2016-2017). 

Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp $(O)$, $H$ là trực tâm tam giác. Đường thẳng qua $A$ vuông góc với $OH$ cắt $BC$ tại $D$. $K,L$ lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ADB,ADC$.

       1. Chứng minh $A,K,L,O$ thuộc một đường tròn gọi là $(S)$.

       2. $AH$ cắt $(S)$ tại điểm $E$. $F$ đối xứng với $E$ qua $BC$. Chứng minh rằng: $HA=HF$.

Lời giải đã có ở đây



#114
Nguyenphuctang

Nguyenphuctang

    Sĩ quan

  • Banned
  • 499 Bài viết

Lời giải bài 59: (Chọn đội tuyển thi VMO của Đà Nẵng chứ không phải TST nhé)

chon tuyen vmo da nang 2017.png

 

Câu a: Khá dễ chủ yếu biến đổi góc.

Trước hết ta dễ dàng chứng minh được $\bigtriangleup AKD \sim \bigtriangleup AOC (c.g.c)$ $\Rightarrow \angle KAD = \angle OAC \Rightarrow \angle KAO = \angle DAC$

Ta có $\angle KLO =\angle DAC$ ($AMPL$ nội tiếp). 

Suy ra: $ \angle KAO = \angle KLO $ vậy $KALO$ nội tiếp.

Câu b: Gọi $M,N, P$ lần lượt là trung điểm của $AD, AB, AC$. 

Bằng việc công góc đơn giản với các tứ giác nội tiếp ta có:

$\angle AHO = \angle ADC = \angle AMP = \angle HEO$ vậy tam giác $OHE $ cân tại $O $.

Gọi $Q=AF \cap (O)$. Từ chứng minh trên ta dễ thấy $EH =FQ$ Mà $E, F$ đối xứng nhau qua $BC$.

Nên $HA=HF$.

 

Bài này rất hay! Các bạn cứ đăng lên nhé khi nào rảnh mình sẽ viết $1$ bài tổng hợp các bài hình của $Topic$ này. :D



#115
NHoang1608

NHoang1608

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

Mấy bài khó rồi chắc giờ thêm vài bài vừa tầm câu b) của đề thi thôi nhỉ.

 

Bài toán 60 (Bùi Văn Chi):

Cho hình bình hành $ABCD$ với $AB<BC$. Phân giác góc $BAD$ cắt $BC$ tại điểm $E$. Hai đường trung trực của $BD$ và $CE$ cắt nhau tại điểm $O$. Đường thẳng qua $C$ song song với $BD$ cắt đường tròn tâm $O$ bán kính $OC$ tại $F$. Tính góc $AFC$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NHoang1608: 25-04-2017 - 18:56

The greatest danger for most of us is not that our aim is too high and we miss it, but that it is too low and we reach it.

----- Michelangelo----


#116
Mr Cooper

Mr Cooper

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 496 Bài viết

$\boxed{\text{Bài Toán 61}}$ [Sưu tầm] Từ $A$ nằm ngoài đường tròn $(O;R)$ vẽ $2$ tiếp tuyến $AB,AC$ với đường tròn $(O)$ ($B,C$ là các tiếp điểm). Gọi $P,Q$ lần lượt là trung điểm của $AB,AC$. Từ điểm $M$ bất kỳ thuộc cạnh $PQ$ kẻ tiếp tuyến $MD$ của đường tròn. Chứng minh rằng: $MA=MD$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mr Cooper: 25-04-2017 - 21:22


#117
Minhnksc

Minhnksc

    Sĩ quan

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 302 Bài viết
$\boxed{\text{Bài 62}}$(Đề thi chọn đội tuyển THPT chuyên ĐHKHTN HN 2010-2011,vòng 1).   
Tam giác  ABC  nhọn,  D  nằm trong tam giác thỏa mãn  $\angle{ADB}=60^0+\angle{ACB}$  và  $DA.BC= DB.AC$  
Chứng minh rằng $DC.AB=AD.BC$. 

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minhnksc: 26-04-2017 - 21:27

Sống khỏe và sống tốt :D


#118
NHoang1608

NHoang1608

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

Bạn Minhnksc nhớ chuyển bài 63 thành 62 và bôi màu, đánh chữ đậm nghiêng, nguồn bên cạnh cho nó đẹp :)

 

Lời giải bài toán 62.

           vmo tst hà nội 201.png

Trên nửa mặt phẳng bờ $AD$ không chứa điểm $B$ ta dựng tam giác đều $ADE$.

Ta có $\widehat{ADB}=\widehat{DAC}+\widehat{ACD}+\widehat{DBC}+\widehat{DCB}=\widehat{DAC}+\widehat{DBC}+\widehat{ACB}$

Kết hợp giả thiết thì $\widehat{DAC}+\widehat{DBC}=60^{\circ}$

                                $\widehat{DBC}=\widehat{CAE}$ $(1)$

Ta có: $\frac{DA}{BD}=\frac{AE}{BD}$

Mà $\frac{DA}{BD}=\frac{AC}{BC}$   $(GT)$

Suy ra $\frac{AE}{BD}=\frac{AC}{BC}$ $(2)$

Từ $(1)$ và $(2)$ thì tam giác $AEC$ đồng dạng với tam giác $BDC$

$\Rightarrow$ Tam giác $DEC$ đồng dạng tam giác $BAC$

$\Rightarrow \frac{AB}{AD}=\frac{AB}{DE}=\frac{AC}{EC}=\frac{BC}{DC}$

$\Rightarrow DC.AB=AD.BC$  $(đpcm)$

 

 

 


The greatest danger for most of us is not that our aim is too high and we miss it, but that it is too low and we reach it.

----- Michelangelo----


#119
CaptainCuong

CaptainCuong

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 212 Bài viết

$\boxed{\text{Bài Toán 61}}$ [Sưu tầm] Từ $A$ nằm ngoài đường tròn $(O;R)$ vẽ $2$ tiếp tuyến $AB,AC$ với đường tròn $(O)$ ($B,C$ là các tiếp điểm). Gọi $P,Q$ lần lượt là trung điểm của $AB,AC$. Từ điểm $M$ bất kỳ thuộc cạnh $PQ$ kẻ tiếp tuyến $MD$ của đường tròn. Chứng minh rằng: $MA=MD$

$PB^2=PA^2; QA^2=QC^2 \rightarrow PQ$ là trục đẳng phương của $(O;R)$ và $(A;0)$ vậy. Vậy phương tích từ D đến $(O;R)$ và $(A;0)$ bằng nhau $\rightarrow MD^2=MA^2$ suy ra đpcm 



#120
Mr Cooper

Mr Cooper

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 496 Bài viết

$\boxed{\text{Bài Toán 61}}$ [Sưu tầm] Từ $A$ nằm ngoài đường tròn $(O;R)$ vẽ $2$ tiếp tuyến $AB,AC$ với đường tròn $(O)$ ($B,C$ là các tiếp điểm). Gọi $P,Q$ lần lượt là trung điểm của $AB,AC$. Từ điểm $M$ bất kỳ thuộc cạnh $PQ$ kẻ tiếp tuyến $MD$ của đường tròn. Chứng minh rằng: $MA=MD$

$\textbf{Lời giải Bài Toán 61} $

Spoiler

Hình Bổ đề nho nhỏ.png

Gọi $H$ là giao điểm của $OA$ và $BC$

$OD^2=OB^2=OH.OA$ $\Rightarrow$ $OD$ là tiếp tuyến đường tròn $(O)$ 

$\Rightarrow M$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ADH$ $\Rightarrow MA=MD$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mr Cooper: 26-04-2017 - 11:30






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: hình học

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh