Đến nội dung

Hình ảnh

Come back!

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
no_name93

no_name93

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Cho các số nguyên dương $k,n $ thỏa điều kiện $n>k^2-k+1$. Giả sử n tập $A_1, A_2,..., A_n$ thỏa mãn đồng thời 2điều kiện:
$|A_i|=k$ với $\forall i(1 \leq i \leq n)$
$|A_i \cup A_j|=2k-1$ với $\forall i,j(i \neq j ,1 \leq i,j \leq n)$
Hãy xác định số phần tử của tập $\bigcup\limits_{i=1}^{n} A_i$

PS: Mong học hỏi và làm quen cùng toàn thế lớp toán 11 PTNK :D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi no_name93: 14-08-2008 - 21:36


#2
tanlsth

tanlsth

    Tiến Sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1428 Bài viết
Tham khảo ở đây
http://diendantoanho...showtopic=40161

Learn from yesterday,live for today,hope for tomorrow
The important thing is to not stop questioning


#3
Mashimaru

Mashimaru

    Thượng sĩ

  • Hiệp sỹ
  • 264 Bài viết
Gửi đến các em lời chào mừng và những lời chúc cho một năm học thật tốt đẹp.

Anh cũng rất mong được làm quen và học hỏi từ tất cả các bạn.

Trước hết, theo nguyên lý bù trừ ta có:
$\forall i \neq j, |A_i \cap A_j|=|A_i|+|A_j|-|A_i \cup A_j|=2k-\(2k-1\)=1$.

Vậy 2 tập $A_i,A_j$ bất kì đều có đúng một phần tử chung. Ta sẽ chứng minh tất cả các tập $A_1,A_2,...,A_n$ có đúng một phần tử chung, và như thế thfi: $|\bigcup\limits_{i=1}^{n} A_i|=1+n\(k-1\)$

Thật vậy, xét đặc trưng một tập hợp $A_1=\{a_1;a_2;...;a_k\}$. Trong $n-1$ tập hợp còn lại, $\forall i=\overline{1;k}$, ta gọi $f\(i\)$ là số tập hợp có chứa phần tử $a_i$. Rõ ràng vì mỗi tập trong $n-1$ tập $A_2;A_3;...;A_n$ đều có đúng một phần tử chung với $A_1$ nên: $f\(1\)+f\(2\)+...+f\(k\)=n-1$.

Từ đó ta suy ra: $\max_{1\leq i\leq k} f\(i\)\geq \dfrac{n-1}{k}\geq\dfrac{\(k^2-k+2\)-1}{k}\Rightarrow \max_{1\leq i\leq k} f\(i\)\geq k-1+\dfrac{1}{k}\Rightarrow \max_{1\leq i\leq k} f\(i\)\geq k+1$

Vì vậy nên sẽ tồn tại $k+1$ tập hợp $A_i_1;A_i_2;...;A_{i_{k+1}}$ có cùng với $A_1$ một phần tử $a$ nào đó.

Ta sẽ chứng minh $a$ là phần tử chung duy nhất của $n$ tập hợp $A_1,A_2,...,A_n$.

Giả sử kết luận đó là sai, thế thì ắt sẽ tồn tại một tập $A_m$ nào đó khác $A_1$ và $A_i_j,\forall j=\overline{1,k+1}$ sao cho $a\not\in A_m$.

Gọi $b_j$ là phần tử chung duy nhất của tập $A_m$ với tập $A_i_j,\forall j=\overline{1;k+1}$ thế thì rõ ràng là $b_j\neq b_k,\forall j\neq k$ (vì nếu ngược lại suy ra 2 tập $A_i_j$ và $A_i_k$ có cùng 2 phần tử là $a$ và $b_j=b_k$.

Nhưng $|A_m|=k$ nên không thể chứa đủ $k+1$ giá trị $b_j$ để có giao riêng với các tập $A_i_1;A_i_2;...;A_i_{k+1}$ được.

Mâu thuẫn này cho phép ta kết luận $a$ chính là phần tử chung của $n$ tập hợp $A_1;A_2;...;A_n$.

Kết thúc chứng minh!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mashimaru: 16-08-2008 - 17:02

Và như thế, hạnh phúc thật giản dị, nhưng đó là điều giản dị mà chỉ những người thực sự giàu có trong tâm hồn mới sở hữu được.

#4
Non_Stop

Non_Stop

    LTV School

  • Thành viên
  • 86 Bài viết
Tặng Tú bài quen thuộc: :D
Cho A là một tập hợp lồi trên mặt phẳng đối xứng qua gốc tọa độ và S(A)>4n $(n \in Z+)$.Chứng minh rằng A chứa ít nhất 2n+1 điểm nguyên.

@Tên này kiếm được nhìu bí kíp quá mà ko chịu share :D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Non_Stop: 15-08-2008 - 19:43

P.M.K

#5
Mashimaru

Mashimaru

    Thượng sĩ

  • Hiệp sỹ
  • 264 Bài viết
Lần sao anh Non_stop nhớ định nghĩa $S\(A\)$ là cái gì nhé anh, để em mò mẫm quá trời :D.

Em nghĩ rằng $S\(A\)$ là diện tích của tập lồi $A$ phải không anh? Nếu đúng thế thì bài toán em xin giải như sau:

Trước hết ta chứng minh nhận định sau:
Cho $A$ là một hình phẳng sao cho $S\(A\)>n$, ở đây $n\in\mathbb{N}^*$. Khi đó, tồn tại $n+1$ điểm $A_i\(x_i;y_i\)\in A\(i=\overline{1;n+1}\)$ sao cho $x_i-x_j$ và $y_i-y_j\(\forall i,j=\overline{1;n+1}\)$ đều là các số nguyên.

Thật vậy, trước hết ta lập một lưới vuông với các hình vuông có diện tích bằng $1$. Lấy một hình bất kì trong số chúng làm gốc rồi tịnh tiến các hình có chứa các mảnh của $A$ về hình vuông gốc đó. Như vậy, tổng diện tích các hình tịnh tiến sẽ lớn hơn $n$.
Khi đó, theo nguyên lý Dirichlet, có ít nhất $n+1$ trong số những phần của $A$ đã tịnh tiến tới hình vuông có điểm chung $\(x_0;y_0\)$.
Giả sử những điểm đó lúc đầu có tọa độ là $\(x_i;y_i\)\(i=\overline{1;n+1}\)$ thế thì $x_i-x_0$ và $y_i-y_0$ đều là các số nguyên $\forall i=\overline{1;n+1}$.
Suy ra $x_i-x_j$ và $y_i-y_j$ cũng là số nguyên $\forall i;j=\overline{1;n+1}$.
Nhận xét được chứng minh hoàn toàn.

Bây giờ trở lại bài toán:

Xét phép vị tự tâm $O$ tỉ số $\dfrac{1}{2}$ biến $A\mapsto A'$, khi đó: $S\(A'\)=\dfrac{S\(A\)}{4}>n$
Vì $A'$ là tập lồi và $S\(A'\)>n$ nên theo nhận xét trên, $A'$ chứa ít nhất $n+1$ điểm $\(x_i;y_i\) \(i=\overline{1;n+1}\)$ phân biệt sao cho $x_i-x_j$ và $y_i-y_j$ đều là các số nguyên $\forall i;j=\overline{1;n+1}$.
Xét bao lồi của hệ $n+1$ điểm $\(x_i;y_i\)$ này. Rõ ràng bao lồi ấy là một đa giác lồi mà mỗi đỉnh là một trong số những điểm $\(x_i;y_i\)\(i=\overline{1;n+1}$. Hơn nữa, đỉnh của đa giác bao lồi thì không bao giờ thuộc vào một đoạn thẳng có 2 đầu mút là 2 điểm nằm trong đa giác. Vì thế, nói riêng trong những điểm $\(x_i;y_i\)$ ấy, tồn tại ít nhất một điểm không nằm trong bất kì đoạn thẳng nào nối 2 điểm $\(x_j;y_j\),j=\overline{1;n+1}$. Không mất tính tổng quát, giả sử đó là điểm $\(x_1;y_1\)$.
Như vậy $\(x_i-x_1;y_i-y_1\),i=\overline{2;n+1}$ là các điểm nguyên khác gốc tọa độ $O$. Hơn nữa, vì $A'$ là ảnh của $A$ qua phép vị tự tâm $O$ tỉ số $\dfrac{1}{2}$ mà $A$ đối xứng qua $O$ nên $A'$ cũng nhận $O$ làm tâm đối xứng; đồng thời $A$ lồi nên $A'$ cũng lồi.
Ta có $\(x_1;y_1\)\in A'\Rightarrow \(-x_1;-y_1\)\in A'$ mà $\(x_i;y_i\)\in A'$ nên $\(\dfrac{x_i-x_1}{2};\dfrac{y_i-y_1}{2}\)\in A'$, từ đó suy ra $\(x_i-1;y_i-1\)\in A,\forall i=\overline{2;n+1}$.
Mặt khác, $A$ là tập đối xứng qua $O$ nên $\(x_1-x_i;y_1-y_i\)\in A$. Đến đây, ta đã xây dựng được $2n$ điểm nguyên thuộc $A$. Đồng thời, $A$ là tập lồi và đối xứng qua gốc tọa độ $O$ nên $O\in A$. Vậy ta đã có $2n+1$ điểm nguyên thuộc $A$.
Để kết thúc bài toán, ta chỉ cần chứng minh $2n$ điểm nguyên $\(x_i-x_1;y_i-y_1\)$ và $\(x_1-x_i;y_1-y_i\)$ phân biệt.
Giả sử ngược lại, tồn tại 2 điểm trong số chúng trùng nhau. Rõ ràng 2 điểm thuộc cùng một nhóm $\(x_i-x_1;y_i-y_1\)$ hay $\(x_1-x_i;y_1-y_i\)$ thì không thể trùng nhau nên 2 điểm trùng nhau phải có dạng $\(x_i-x_1;y_i-y_1\)\equiv\(x_1-x_j;y_1-y_j\)$. Khi đó, $\(x_i;y_i\)$ đối xứng với $\(x_j;y_j\)$ qua $\(x_1;y_1\)$. Điều này mâu thuẫn với cách chọn điểm $\(x_1;y_1\)$ qua việc xét bao lồi nói trên.
Vậy giả thiết phản chứng là sai và ta có đpcm.

Bài toán kết thúc ở đây được chưa anh Non_stop nhỉ? :D
Và như thế, hạnh phúc thật giản dị, nhưng đó là điều giản dị mà chỉ những người thực sự giàu có trong tâm hồn mới sở hữu được.

#6
Mashimaru

Mashimaru

    Thượng sĩ

  • Hiệp sỹ
  • 264 Bài viết
Sẵn nói đến lớp các bài toán về giải tích lồi, em có bài này cũng hay (tất nhiên nhẹ hơn bài của anh Non_stop nhiều ^^). Tặng anh Non_stop và bé Tú làm thử :D

1. Tìm số cạnh lớn nhất của một đa giác lồi có các đỉnh có tọa độ nguyên và không chứa bất cứ điểm nguyên nào bên trong nó?

2. Nếu bỏ đi tính lồi, kết luận của bài toán trên sẽ không còn đúng nữa. Hãy giải bài toán trong trường hợp này?

(câu 2. em thấy "khủng bố" lắm ạ :D)
Và như thế, hạnh phúc thật giản dị, nhưng đó là điều giản dị mà chỉ những người thực sự giàu có trong tâm hồn mới sở hữu được.

#7
H.Quân- ĐHV

H.Quân- ĐHV

    An-tôn Páp-lô-vích Sê-Khốp

  • Thành viên
  • 530 Bài viết
1, đa giác lồi có $\ge 5 $đỉnh thì tồn tại 1 điểm nguyên nằm trong đa giác
vì vậy số đỉnh $\le 4$ khi đó hình vuông cạnh 1 đơn vị thỏa mãn ,
câu 1b có vẻ khó hơn nhỉ

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi H.Quân- ĐHV: 16-08-2008 - 10:56

I hope for the best

Chẳng có gì đáng giá bằng nụ cười và tình yêu thương của bạn bè

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

#8
Mashimaru

Mashimaru

    Thượng sĩ

  • Hiệp sỹ
  • 264 Bài viết
HiHi, câu đó lúc đầu em cũng tưởng là khó. Thế nhưng sự thật lại không như vậy.

Câu trả lời là: nếu bỏ đi điều kiện lồi, số cạnh của đa giác có thể tăng lên đến vô hạn.

Em có một ví dụ, đó là hình bậc thang vô tận (giống trong mấy trò xếp gạch đó anh) Anh thử tìm một ví dụ khác xem ạ :D
Và như thế, hạnh phúc thật giản dị, nhưng đó là điều giản dị mà chỉ những người thực sự giàu có trong tâm hồn mới sở hữu được.

#9
Non_Stop

Non_Stop

    LTV School

  • Thành viên
  • 86 Bài viết

Sẵn nói đến lớp các bài toán về giải tích lồi, em có bài này cũng hay (tất nhiên nhẹ hơn bài của anh Non_stop nhiều ^^). Tặng anh Non_stop và bé Tú làm thử :D

1. Tìm số cạnh lớn nhất của một đa giác lồi có các đỉnh có tọa độ nguyên và không chứa bất cứ điểm nguyên nào bên trong nó?

2. Nếu bỏ đi tính lồi, kết luận của bài toán trên sẽ không còn đúng nữa. Hãy giải bài toán trong trường hợp này?

(câu 2. em thấy "khủng bố" lắm ạ :D)


Bài 1 chứng minh cũng khá đơn giản.
Do tọa độ của một điểm nguyên chỉ có một trong 4 dạng:$(2k,2k);(2k,2k+1);(2k+1,2k);(2k+1,2k+1)$ nên với đa giác lồi có lớn hơn 4 đỉnh thì tồn tại 2 đỉnh có cùng dạng.Xét trung điểm của cạnh tạo bởi 2 đỉnh đó thì rõ ràng đó cũng là một điểm nguyên và từ tính lồi của đa giác ta suy ra đc đpcm.:D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Non_Stop: 16-08-2008 - 15:56

P.M.K

#10
H.Quân- ĐHV

H.Quân- ĐHV

    An-tôn Páp-lô-vích Sê-Khốp

  • Thành viên
  • 530 Bài viết

2. Nếu bỏ đi tính lồi, kết luận của bài toán trên sẽ không còn đúng nữa. Hãy giải bài toán trong trường hợp này?

(câu 2. em thấy "khủng bố" lắm ạ :D)

làm gì có kết luận bài toán mà đúng hay sai hả em?.
nếu mà chỉ ra thì ta cũng có 1 VD :

File gửi kèm


I hope for the best

Chẳng có gì đáng giá bằng nụ cười và tình yêu thương của bạn bè

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

#11
Mashimaru

Mashimaru

    Thượng sĩ

  • Hiệp sỹ
  • 264 Bài viết
Cái file của anh...em không có font nên không đọc được. Ai hảo tâm làm ơn cho em xin mấy cái font tiếng Việt ạ :D

Còn cái hình vẽ của anh thì đa giác đó vẫn chứa điểm nguyên mà anh, ví dụ như điểm $\(-2;1\)$

Với lại cái này anh nói:

làm gì có kết luận bài toán mà đúng hay sai hả em?.


Em không hiểu ạ, kết luận là số cạnh của đa giác (không nhất thiết lồi) mà không chứa điểm nguyên nào thì không có giới hạn, muốn lớn bao nhiêu tùy ý ạ :D
Và như thế, hạnh phúc thật giản dị, nhưng đó là điều giản dị mà chỉ những người thực sự giàu có trong tâm hồn mới sở hữu được.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh