Đến nội dung

nhungvienkimcuong

nhungvienkimcuong

Đăng ký: 23-12-2014
Offline Đăng nhập: Riêng tư
****-

#566095 $A=\sum 3^{|x-y|}-\sqrt{6\sum x^2}$

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 16-06-2015 - 09:14

Cho $x;y;z$ thỏa $x+y+z=0$. Tìm min:
$$A=\sum 3^{|x-y|}-\sqrt{6\sum x^2}$$

đổi biến $\left ( \left | x-y \right |,\left | y-z \right |,\left | z-x \right | \right )\rightarrow \left ( a,b,c \right )\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a,b,c\geq 0\\b+c\ge a,... \end{matrix}\right.$

vì $\sum x=0$

$\Rightarrow \sum x^2=-2\sum yz\Rightarrow 6\sum x^2=4\sum x^2-4\sum yz=2\sum a^2$

mặt khác $\left\{\begin{matrix} b+c\ge a\\.. \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow \sum a(b+c)\geq a^2\Rightarrow \sum a\geq \sqrt{2\sum a^2}$

$\Rightarrow P=\sum 3^a-\sqrt{2\sum a}\geq \sum \left ( 3^a-a \right )$

Xét hàm $\mathcal{F}(t)=3^t-t,t\ge 0$ thì dễ thấy $\mathcal{F}(t)$ đồng biến trên $\left [0,+\infty \right )$

$\Rightarrow \mathcal{F}(t)\geq \mathcal{F}(0)\Rightarrow 3^t-t\ge 1,\forall t\ge 0$

do đó

$\mathcal{A}\geq 3$

vậy $\boxed{\mathcal{A}=3\Leftrightarrow x=y=z=0}$

skill




#565943 Cho $(b,m,n)$ là các số nguyên dương

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 15-06-2015 - 15:33

Cho $(b,m,n)$ là các số nguyên dương thỏa mãn $b>1$ $,m\neq n$ . Chứng minh rằng nếu $b^{m}-1 , b^{n}-1$ có cùng các ước nguyên tố thì $b+1$ là lũy thừa của 2

xem ở đây

còn một cách khác ngắn hơn là sử dụng định lý $\text{Zsigmondy}$ rồi xét một vài trường hợp không thỏa định lý là được




#565835 Tìm tất cả các cặp số nguyên dương $(x,n)$ thoả mãn phương trình sa...

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 15-06-2015 - 06:48

Tìm tất cả các cặp số nguyên dương $(x,n)$ thoả mãn phương trình sau
$x^{3}+3367=2^{n}$

xem ở đây




#565730 CM: JM=JN

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 14-06-2015 - 20:04

Nhưng áp dụng kiểu gì nhỉ? Bạn cho mình hướng với!

ta sử dụng bổ đề sau

$\boxed{\text{Bổ đề 2}}$

Cho đường tròn $(O)$ và đường thẳng $d$ nằm ngoài đường tròn.Gọi $S$ là hình chiếu của $O$ trên $d$.Vẽ cát tuyến $SAB,SCD$.$AF,BE$ lần lượt cắt $d$ ở $C,D$.CMR $S$ là trung điểm $CD$

 

sử dụng Bổ đề $1$ và $2$ ta có được $Q.E.D$




#565699 CM: JM=JN

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 14-06-2015 - 16:16

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Đường tròn bàng tiếp góc A có tâm (J) tiếp xúc BC ở D. AJ cắt (O) tại E khác O. Đường thẳng qua J vuông góc với OJ cắt AO, DE ở M, N. CM: JM=JN

mình nghĩ ra một bổ đề cho bài toán này

$\boxed{\text{Bổ đề 1}}$

Cho $\Delta ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$ và có $J$ là tâm bàng tiếp góc $A$.Gọi $E=AJ\cap (O)$ và $M$ là điểm đối xứng của $A$ qua $O$.Gọi $N=JM\cap (O)$ và $D=NE\cap BC$.CMR $(J)$ tiếp xúc $BC$ ở $D$




#565099 CMR $TI$ đi qua trung điểm $EF$

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 12-06-2015 - 09:30

$\boxed{\text{Problem}}$Cho $\Delta ABC$ với phân giác trong $BE,CF$ cắt nhau tại $I$ và lần lượt cắt $(ABC)$ ở $M,N$.Đoạn $MN$ lần lượt cắt $AC,AB$ tại $P,Q$ Đường thẳng qua $P$ song song với $CF$ cắt đường thẳng qua $Q$ song song với $BM$ ở $T$.Chứng minh rằng $TI$ đi qua trung điểm $EF$

 

Capture.PNG




#564897 tìm $p$ thỏa $p\mid b_n$

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 11-06-2015 - 07:39

$\boxed{\text{Problem}}$

Cho $a,b$ là hai số nguyên dương thỏa $\left ( a,b \right )=1$.Hai dãy $\left \{ a_n \right \},\left \{ b_n \right \}$ thỏa 

$(a+b\sqrt{2})^{2n}=a_n+b_n\sqrt{2}$

Tìm các số nguyên tố $p$ thỏa mãn tồn tại $n\leq p$ thỏa mãn $p\mid b_n$




#564420 Chứng minh KQ vuông góc BC.

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 08-06-2015 - 16:34

Cho tam giác ABC có trung tuyến AM, phân giác AN. Đường vuông góc với AN tại N cắt AM , AB tại Q, P. Đường vuông góc với AB tại P cắt AN tại K. Chứng minh KQ vuông góc BC.

Capture.PNG

Gọi $X=AC\cap PQ$ và $Y$ là giao điểm đường thẳng qua $A$ song song với $BC$

vì $\left\{\begin{matrix} AY||BC\\ \text{M là trung điểm BC} \end{matrix}\right.$ nên  $A(PXQY)=-1$

do đó $(PXQY)=-1$

mặt khác dễ thấy $N$ là trung điểm $XP$ nên ta có

$\overline{NQ}.\overline{NY}=NP^2=\overline{AN}.\overline{NX}$

từ trên dễ thấy $Q$ là trực tâm $\Delta AXY$ nên

$QK\perp AY\Rightarrow QK\perp BC$




#564182 $\frac{a^b+b}{ab^2+9} \in N$

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 07-06-2015 - 16:44

Tìm $a,b\in \mathbb{N}$,  $a,b>0$  để  $\frac{a^b+b}{ab^2+9} \in N$

 

 sẽ có vô số nghiệm, thật vậy chọn $a=9^x,b=9^y$
Khi ấy $a^b+b \vdots ab^2+9 \Rightarrow (9^x)^{9^y}+9^y \vdots 9(9^{x+2y-1}+1)$
$\Rightarrow 9^{x.9^y}+9^y \vdots 9(9^{x+2y-1}+1) \Rightarrow 9^{x.9^y-y}+1 \vdots 9^{x+2y-1}+1$
Hay ta chỉ cần tìm $x.9^y-y \vdots x+2y-1 \Rightarrow x.9^y+9^y.2y-9^y-(9^y.2y-9^y+y) \vdots x+2y-1$
$\Rightarrow 9^y.2y-9^y+y \vdots x+2y-1$ lúc này ta chỉ việc chọn một ước của $9^y.2y-9^y+y$ là $p$ với $p>2y$ thì $x=p+1-2y$ như vậy có vô số $x,y$ hay có vô số $a,b$ thỏa mãn đề bài




#563464 Topic tổng hợp một số bất đẳng thức trong kì thi MO các nước

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 04-06-2015 - 16:17

Bài 70: (Saudi Arabia TST 2015) Cho $ x, y, z $ là các số thực dương thỏa: $ (x+y+z)\left(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}\right)=10 $.
Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của: $ P=(x^2+y^2+z^2)\left(\dfrac{1}{x^2}+\dfrac{1}{y^2}+\dfrac{1}{z^2}\right) $

vì bđt này thuần nhất nên ta chuẩn hóa $a+b+c=10\Rightarrow \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=1$

từ điều kiện trên ta dễ dàng có được $a,b,c\in \left [ 2,5 \right ]$ nên ta cũng suy ra được $abc\in \left [ \frac{125}{4},32 \right ]$

mặt khác thì $\mathcal{P}=\mathcal{F}(t)$ với $t=abc\in \left [ \frac{125}{4},32 \right ]$

tới đây thì xét hàm được rồi

 

 

Bài 74:(Poland 2004)

Cho $a,b,c$ là các số thực $a+b+c=0$.CMR:

$a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2+3\geq 6abc$

đặt $n=ab+bc+ca,p=-abc$ do đó $a,b,c$ là ba nghiệm của phương trình $x^3-nx+p=0$

theo điều kiện phương trình có nghiệm thì $p^2\leq \frac{-4}{27}n^3$

ta cần chứng minh $n^2+3+6p\geq 0$

dễ thấy $(n^2+3)^2\geq \frac{-144}{27}n^3\geq 36p^2\Rightarrow n^2+3\geq -6p$

do đó bđt được chứng minh

 

Bài 75: (Việt Nam 1996)

Cho $a,b,c$ là các số thực.CMR:

$(a+b)^4+(b+c)^4+(c+a)^4\geq \frac{4}{7}(a^4+b^4+c^4)$

đổi biến $\left ( a+b,b+c,c+a \right )\rightarrow \left ( 2x,2y,2z \right )$

do đó ta cần chứng minh

$\sum (y+z-x)^4\leq 28\sum x^4$

sau khi khai triển ra ta có

$\sum (y+z-x)^4=4\left ( \sum x^2 \right )^2+16\sum x^2y^2-\left ( \sum x \right )^4\leq 28\sum x^4$

 




#563286 CMR $a^b>\frac{3^n}{n}$

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 03-06-2015 - 19:30

$\boxed{\text{Problem}}$ Cho $a,b>1$ là các số nguyên dương với $b$ lẻ và $n\in \mathbb{N}^*$ thỏa 

$b^n\mid a^n-1$

Chứng minh rằng $a^b>\frac{3^n}{n}$




#563221 CMR $2a\mid \varphi \left ( b^a+c^a \right )$

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 03-06-2015 - 15:35

$\boxed{\text{Problem}}$

Cho $a,b,c$ nguyên dương và $b,c$ là hai số khác nhau

CMR $2a\mid \varphi \left ( b^a+c^a \right )$




#563098 $\left\{\begin{matrix} y^6+y^3+2x^2=\...

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 02-06-2015 - 21:11

Giải hệ phương trình sau:

1)$\left\{\begin{matrix} y^6+y^3+2x^2=\sqrt{xy-x^2y^2} & & \\ 8xy^3+2y^3+1\geq 4x^2+2\sqrt{1+(2x-y)^2} & & \end{matrix}\right.$

ta có

$y^6+y^3+2x^2=\sqrt{xy-x^2y^2}\leq \frac{1}{2}\Rightarrow 1\geq 2y^6+2y^3+4x^2$

mặt khác

$8xy^3+2y^3+1\geq 4x^2+2\sqrt{1+(2x-y)^2}$

do đó ta có

$8xy^3+2y^3+2\geq (2y^6+2y^3+4x^2)+4x^2+2\sqrt{1+(2x-y)^2}$

$\Leftrightarrow 4xy^3+1\geq y^6+4x^2+\sqrt{1+(2x-y)^2}\geq y^6+4x^2+1$

$\Leftrightarrow (y^3-2x)^2\leq 0$

do đó ta có $\left\{\begin{matrix} 2xy=1\\y=2x \\y=2x^3 \end{matrix}\right.$

thử lại ta có $\boxed{\left ( x,y \right )=\left ( -\frac{1}{2},-1 \right )}$




#562929 $20+1^{2};20+2^{2};...;20+50^{2}$

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 01-06-2015 - 21:47

Cho dãy số gồm 50 số hạng $20+1^{2};20+2^{2};...;20+50^{2}$

Xét dãy số gồm 49 số hạng, mỗi số hạng là ước chung lớn nhất của mỗi số hạng trong dãy ban đầu, không kể số hạng cuối, với số hạng đứng liền sau nó trong dãy.

Tìm số lớn nhất trong dãy vừa lập.

gọi $(1),(2)$ lần lượt gọi là dãy ban đầu và dãy vừa lập

$49$ số hạng đầu của dãy $(1)$ có dạng $20+n^2,(n=\overline{1,49})$

gọi $d$ là số hạng bất kì của dãy $(2)$,xét $d=\left ( 20+n^2,20+(n+1)^2 \right )$

sử dụng tính chất của ước số ta có được $\left\{\begin{matrix} d\mid 40-n\\ d\mid 81 \end{matrix}\right.$

do đó ta có $d\leq 81$ 

khi $d=81$ vì $d\mid 40-n$ mà $n\in \left \{ 1,2,...,49 \right \}$ nên $n=40$

vậy số cần tìm là $\boxed{81=\left ( 20+40^2,20+41^2 \right )}$




#562876 CMR $m=p$ nếu $\frac{x^p+y^p}{2}=...

Gửi bởi nhungvienkimcuong trong 01-06-2015 - 18:01

$\boxed{\mathcal{P}roblem}$

Gọi $p$ là một số nguyên tố và $m$ nguyên dương mà $m>1$.$(x,y)$ là cặp số nguyên dương không đồng thời cùng bằng $1$ và thỏa mãn hệ thức

$\frac{x^p+y^p}{2}=\left ( \frac{x+y}{2} \right )^m$

Chứng minh rằng $p=m$