Đến nội dung

NHN

NHN

Đăng ký: 08-01-2017
Offline Đăng nhập: 08-05-2022 - 19:51
***--

#724356 Chuyên mục quán hình học tháng 8 năm 2019

Gửi bởi NHN trong 30-07-2019 - 21:33

Chuyên mục Quán hình học phẳng tháng 8 năm 2019

 

https://drive.google...XPpnS7FmaIYWz-c

 

Mọi người tham gia thảo luận vui vẻ.




#723432 Chuyên mục quán hình học tháng 7 năm 2019

Gửi bởi NHN trong 01-07-2019 - 21:16

Chuyên mục Quán hình học phẳng tháng 7 năm 2019: 

 

https://drive.google...sPsDv3dslsafwPB

 

Mọi người tham gia thảo luận vui vẻ




#719822 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng tháng 2 năm 2019

Gửi bởi NHN trong 31-01-2019 - 17:16

chú chaobu909 giải giống cách của a đó  :D  chú coi tổng quát của Quân Trần chưa




#719757 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng tháng 2 năm 2019

Gửi bởi NHN trong 28-01-2019 - 21:46

Đầu tiên, nhóm chúc các thành viên trong nhóm có tham gia kì thi vừa rồi làm được như mong đợi
Điều thứ hai là, các bạn có ý tưởng group nên tạo thêm hoạt động mới hoặc chuyên mục nào mới trong năm nay không ?
Điều thứ ba nhưng cũng khá quan trọng là chuyên mục tháng 2 đã được đăng, các bạn có thể vào xem và làm thử 
Tóm tắt lại chuyên mục của nhóm để các bạn mới tiện theo dõi nhé
******
Chuyên mục: Quán hình học phẳng - nơi các bạn và thầy cô giáo đam mê hình học thoả sức phát huy sở trường của mình và thảo luận các bài toán hay về chủ đề Hình học phẳng. Mỗi tháng sẽ có 4 bài toán gồm các bài toán đề nghị của các admin Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Duy Khương, Trí Phan Quang, Nguyễn Đức Toàn và một số bài của bạn đọc gởi đến do chúng tôi chọn lọc. Kể từ tháng thứ 2 bạn nào được giải nhất của tháng trước có quyền đề nghị bài cho tháng sau(nếu muốn). Ngay từ lúc này các bạn có thể đóng góp bài cho chuyên mục. Các bài toán của tháng trước sẽ được giải và bình luận cũng như tiếp nhận phản hồi của bạn đọc trong một file pdf hàng tháng. Các bạn có nhiều bài giải mỗi năm sẽ được tặng mỗi bạn một cuốn sách tuyển tập các bài toán trong chuyên mục sau mỗi năm. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ nhóm. Vậy là cũng đã được 6 tháng từ ngày bắt đầu, một chặng đường không dài nhưng đủ để nhìn lại. Cảm ơn các bạn  rất nhiều và chúc mừng năm mới Đinh Hợi
******
Link đề bài:



#718843 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng tháng 1 năm 2019

Gửi bởi NHN trong 30-12-2018 - 20:34

Khép lại một năm 2018 với những điều thuận lợi là thứ mà ban biên tập Quán Hình Học nói riêng và Group Hình Học Phẳng nói chung đều rất vui và có thể tiếp tục nhìn vào năm kế tiếp và cố gắng.

Và đề bắt đầu 1 năm mới, 1 số Quán Hình học mới và những bài mới. Chúng mình, những người làm việc biên tập, chân thành cảm ơn các bạn đã sát cánh cùng trong 1 mục tiêu lớn của nhóm. Vì vậy đề khích lệ 1 năm kế tiếp thàng công chúng mình mong muốn gựi tặng các bạn đã tham gia giải bài 1 tài liệu nhỏ cũng là món quà tinh thần mang tính học thuật của nhóm. 

Với các bạn: Nguyễn Hà An, Trần Anh Quốc, Nguyển Đắc Quán, Nguyễn Đức Ánh cho các dóng góp to lớn về lời giải và Trần Vũ Duy về hai bài toán đề nghị đẹp tuyệt. Chúng minh sẽ gửi đến các bạn 1 cuốn tài liệu bằng giấy gồm các số đã qua và 1 vài điều bất ngờ khác.

Với các bạn: Đoàn Thành Đạt, Nguyễn Đức Thịnh, Nguyễn Duy Hiếu, Nguyễn Duy Khang vì những đóng góp lời giải cho chuyên mục ngay từ những ngày đầu chúng minh cũng muốn gửi đến các bạn file pdf tập hợp lại các bài và một số bất ngờ khác.

Và điều cuối cùng, chỉ còn hai tuần nữa là các bạn đã bắt đầu vào kì thi VMO, nhóm mình hi vọng với những gì chúng minh đã dóng góp sẽ hộ trỡ được các bạn trong mùa thi lần này. Tháng này có số bài lên tới 7 nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng để các bạn có thể ôn tập lại kiến thức hình chuẩn bị cho kì thi.

Happy New Year

https://drive.google...Iqv64Lp9i36nvP4




#717950 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng-tháng 12

Gửi bởi NHN trong 29-11-2018 - 21:59

Tổng kết 1 chút thì tháng vừa rồi tất cả các bài đều có lời giải từ bạn đọc, và ban biên tập còn được nhận thêm 2 bài cho tháng này đây hẳn là 1 tín hiệu rất dáng mừng. Và tháng 12 là "hết năm" 2018 vì vậy chúng minh hi vọng sẽ có bạn nào đó giải "hết năm" bài của tháng này. 

 

https://drive.google..._FWPuE1kTWjzHwz




#717103 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng-tháng 11

Gửi bởi NHN trong 01-11-2018 - 00:08

Sau 2 số và tiếp là số thứ 3 thì đã là 3 tháng, 1 khoảng thời gian không dài nhưng cũng không hề ngắn. Nó dủ đề chúng ta hoc được nhiều điều. Chuyên mục đã có dịp giới thiệu đến độc giả 1 số bài toán khá đẹp nhưng lời giải của các bạn gửi đến còn đẹp hơn rất nhiều. Với mục đích lan tỏa, chuyên mục luôn muốn các bạn gửi nhiều lời giải hơn và thậm chí là cả các bài đề nghị cho tháng sau nữa.

 

 

https://drive.google...NY4ijJ2BXnHxjKE




#707821 Chứng minh $M,N,A$ thẳng hàng

Gửi bởi NHN trong 07-05-2018 - 00:04

revenge là nick cũ cùa mình trên điễn dàn hồi học lớp 10. Giờ thì mình đã sắp kết thúc năm lớp 12. Cũng có nhiều điều mình muốn nhắn nhủ với chính mình hồi lớp 10 lắm :(

Quay lại bài toán

câu a) thì áp dùng pascal ta có BC,IJ, tiếp tuyến tại A đồng qui 

câu b) mình đang nghĩ thử




#699838 Tìm số nguyên dương $n$ nhỏ nhất sao cho đa thức $P(x)=a_...

Gửi bởi NHN trong 06-01-2018 - 14:55

giải giống câu 2 đề sư phạm Hà Nội 2014 nhưng mình nghĩ phải là đoạn $[2017,2018]$ https://diendantoanh...học-2014-2015/




#699363 Bài toán về dãy số nguyên.

Gửi bởi NHN trong 01-01-2018 - 17:31

mình không biết là mình có hiều đúng đề không nữa

Bài toán 1; do $u_i$ lẻ mà lại có ước nguyên tố lại không vượt quá 5 vậy $u_i=3^x5^y \geq 3^x$

$u_1+...+u_n \geq 1+3+...+3^{n-1}=\frac{3^n-1}{2} > \frac{8n^2}{15}$ bằng qui nạp 

Bài toán 2: xét dãy $(a_n)$ trong đó $a_n=u_n-247$ vậy $a_{n+1}=4a_n+5a_{n-1}$ đến đây ta có bổ đề vè tuần hoàn số dư, có lẻ câu hỏi là chứng minh tồn tại vô số chia hết cho 1996




#694390 Tuần $2/10$ năm $2017$: Tâm $(PBC)$ nằm trên...

Gửi bởi NHN trong 08-10-2017 - 20:22

em nghĩ có thể mở rộng bài 2 như sau (chứng minh bằng vị tự quay)

Cho tam giác $ABC$. Đương tròn $\odot(K)$ qua $B,C$ cắt $AB,AC$ tại $D,E$. Giao của $DE$ và $BC$ là $T$. Đối xứng của $B$ qua $D$ là $X$ tương tự $Y$. Chứng minh rằng $T$ thuộc trục đẳng phương của $\odot(K)$ và $\odot (AXY)$




#694389 Tuần $2/10$ năm $2017$: Tâm $(PBC)$ nằm trên...

Gửi bởi NHN trong 08-10-2017 - 20:17

lời giải bài 2 của em 

Bổ đề 1 : Cho tam giác $ABC$,trung điểm cung $AC$ không chứa $B$ là $X$ trung điểm $BC$ là $M$. Đường đối trung $AK$. Chứng minh rằng nếu $X$ là tâm của $\odot (ACM)$ thì $AX \perp AK$

Chưng minh. Ta có $BX$ là phân giác $\angle{ABC}$. Mà $\angle{BMA}=\frac{\angle{AXC}}{2}=90-\frac{\angle{ABC}}{2}=90-\angle{XBM}$ vậy $BX \perp AM$ 

Vậy $90-\angle{CAX}=\frac{\angle{AXC}}{2}=\angle{BMA}=\angle{MAB}=\angle{KAC}$ Suy ra $AK \perp AX$

Bổ đề 2: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $\odot(O)$. Đường kính $AX$, tiếp tuyến tại $X$ cắt $BC$ tại $K$. Giao của $KO$ và $AB,AC$ là $D,E$. Chứng minh rằng $O$ là trung điểm $DE$.

Chứng minh. (Bổ đề này quen thuộc)

Quay lại bài toán:

Ta gọi đường kính của $\odot(O)$ là $AX$. Tiếp tuyến tại $X$ cắt $BC$ tại $L$. Vậy theo bổ đề 2 thì $E,D,O,K$ thẳng.

Gọi giao của $DE$ và $\odot(O)$ là $Y,Z$ sao cho $Y$ nằm trên cung $AC$ từ gia thiết $DE=OA$ suy ra $OD=DY$. Giao của $YC$ và đường thẳng qua $O$ song song $AC$ thì $M'$ thì ta có $CM'=CY$ tương tự ta có điềm $N'$ và $BN'=BZ$. Vậy theo E.R.I.Q thì $K$ là trung điểm $M'N'$. Gỉa sử tồn tại $U,V$ khác $M',N'$ và nhận $K$ là trung điểm suy ra hình bình hành vố lí vậy $M'$ trùng $M$ và $N'$ trùng $N$.

Vậy ta có $\angle{OMC}=\angle{ACY}=\angle{AXY}$. Vậy $O,X,M,Y$ thuộc 1 đường tròn tương tự $O,X,N,Z$ thuộc 1 đường tròn.

Vậy theo Miquel thì $P,M,N,X$ thuộc 1 đường tròn.

Áp dụng Pascal cho 5 điểm $X,B,C,Y,Z$. Gọi giao của $BY$ và $XC$ là $G$. Giao của $CZ$ và $XB$ là $H$ thì $G,K,H$ thẳng. Gọi giao của $BY$ và $CZ$ $T$ vậy áp dụng Desargues suy ra $TX$,$YC$,$BZ$ đồng qui.tại $P$. Vậy $PX \perp DE$ suy ra $\angle{CPX}=90-\angle{OYC}=\angle{CXY}$

Áp dụng bổ đề 1 cho $\triangle YXM$ thì ta suy ra $XK$ là đường đối trung của vậy $\angle{MXL}=\angle{CXY}=\angle{CPX}$  vậy ta suy ra $LX$ là tiếp tuyến của $\odot(PMN)$ mà $LX$ là tiếp tuyến của $\odot(O)$ vậy ta suy ra $\odot (O)$ tiếp xúc $\odot (PMN)$




#694037 Tuần 1 tháng 10/2017: $MH$ và đường thẳng qua $D$ song so...

Gửi bởi NHN trong 01-10-2017 - 20:38

lời giải bài 2 của em

Bổ đề 1:

cho tam giác $ABC$, dựng 2 tam giác cân đồng dạng ngoài $\triangle ABC$ là $\triangle ACB'$ và  $\triangle ABC'$. Đường thẳng qua $C'$ song song $AC$ cắt đường thẳng qua $B'$ song song với $AB$ tại $A''$ thì $AA''$ chia đôi $BC$

chứng minh.

Gọi giao của đường thẳng qua $C'$ song song $AC$ cắt $AB$ tại $X$ tương tự $Y$ thì do $\angle{AC'X}=\angle{AB'Y}$ nên $\frac{AX}{XB}=\frac{AY}{YB}$ vậy 3 đường thẳng qua $A,X,B$ song song với $AC$ cắt 3 đường thẳng qua $A,Y,C$ song song với $AB$ cắt nhau tại 3 điểm thì thẳng hàng kết hợp với hình bình hành suy ra $AA'$ đi qua trung điểm $BC$

Bổ đề 2:  (giữ lại giả thiết của đề bài)

$\triangle A'B'C'$ và $\triangle ABC$ chia sẽ chung trọng tâm

(bổ đề này quen thuộc )

Bổ đề 3: (giữ lại giả thiết của đề bài)

gọi tâm của $\triangle A'BC$ là $P$ thì $PA \perp B'C'$ 

chứng minh. Ta có $\angle{PCB}=30=90-\angle{B'CA}$ áp dụng công thức hàm $cos$ và công thức $sin$ ta có 

$PB'^2-B'A^2=PB'^2-B'C^2=PC^2+2PC.B'C.cos(B'CP) =PC^2 + 2PC.B'C.sin(\angle{ACB})$ 
Tương tự ta có $PC'^2-C'A^2=PB^2+2PB.C'Bsin(\angle{ABC})$
Vậy ta đễ có $PB'^2-B'A^2=PC'^2-C'A^2$ 
áp dụng định lí $4$ điểm ta có $AP$ vuông $B'C'$
Quay lại bài toán
Ta đễ thấy tâm ngoại tiếp của $\triangle ABC$ cũng chính là trực tâm của $\triangle A''B'C'$ 
Gọi trọng tâm của $\triangle ABC$ và $\triangle A''B'C'$ là $G$ và $G'$
Từ bổ đề 2 ta suy ra $A'G$ và $A''G'$ cắt nhau tại trung điểm $B'C'$ vậy ta suy ra $GG' // A'A''$ theo thales 
Gọi trung điểm $B'C'$ và $BC$ là $M'$,và $M$
Cũng từ bổ đề 2 ta suy ra $MM' // AA'$. $MM'$ cắt $A'A''$, $GG'$ là $X$ và $X'$ suy ra $\frac{X'G}{X'G'}=\frac{XA'}{XA''}$ 
Gọi tâm của $(A'BC)$ là $P$  thì theo thales ta có $PG // AA'$ suy ra $PG // MM'$ (1)
Giao của $A''O$ và $MM'$ là $H$ thì theo bổ đề 3 ta có $A''H // AP$. Gọi giao của $MM'$ và $AP$ là $Y$ thì theo bổ đề 2 và thales ta suy ra $\frac{HO}{HA''}=\frac{YP}{YA}$ mà theo (1) và thales ta suy ra $\frac{YP}{YA}=\frac{MP}{MA'}$ vậy $\frac{HO}{HA''}=\frac{MP}{MA'}$ (2)
Vậy áp dụng định lí Menelause cho $\triangle OAA'$ với $H,M,X$ thẳng kết hợp với (2) ta suy ra $\frac{MP}{OP}=\frac{XA'}{XA''}$
Suy ra $\frac{X'G}{X'G'}=\frac{MP}{OP}$ mà $MX' // PG$ vậy $OG' // PG // AA'$ dpcm



#693717 Tuần $4$ tháng $9/2017$: $AP$ đi qua điểm cố định

Gửi bởi NHN trong 25-09-2017 - 22:35

lời giải bài 2 của em (có nhiều chỗ chưa chặc chẽ lắm)

Bổ đề 1: Cho tam giác $ABC$ có 2 điểm Brocard là $\Omega_1$ và $\Omega_2$ điểm Lemoine là $L$ và tâm ngoại là $O$. Chứng minh rằng $\Omega_1$, $\Omega_2$, $L$, $O$ thuộc 1 đường tròn có đường kính $OL$ 

Bổ đề 2: Tam giác Brocard thứ nhất nội tiếp $(OL)$ với $O$ là tâm ngoại và $L$ là diểm lemoine

Cả 2 bổ đề đều được chứng minh trong http://jl.ayme.pages... de Brocard.pdf (trang 19 và trang 32)

Quay lại bài toán: Gọi điểm Lemoine là $L$. Ta có nhận xét rằng $\angle{X\Omega_aO}=90$ thì $X$, $L$, $\Omega_a$ thẳng với $X\in \{A,B,C\}$ và $a\in\{1;2\}$. Gỉa sử $\angle{A\Omega_1O}=90$ vậy $A$, $L$, $\Omega_1$ thẳng mà theo bổ đề 2 thì ta có $L$ là 1 đỉnh của tam giác Brocard thứ nhất. Vậy ta có thể giả sử là $B$, $L$, $\Omega_2$ thẳng vậy ta có $\angle{B\Omega_2O}=90$. 

Giả sử tồn tại ít nhất thêm 1 góc nữa bằng 90

Trường hợp 1:  $\angle{A\Omega_2O}=90$ (tương tự $\angle{B\Omega_1O}=90$)

Thì $A$, $L$, $\Omega_2$ thẳng vậy $A$, $L$, $\Omega_2$, $B$ thẳng vô lí

Trường hợp 2: $\angle{C\Omega_1O}=90$ (tương tự $\angle{C\Omega_2O}=90$)

Thì $C$, $L$, $\Omega_1$ thẳng vậy $C$, $L$, $\Omega_1$, $A$ thẳng vô lí 




#692616 CMR: $A$, $I$, $S$ thẳng hàng

Gửi bởi NHN trong 08-09-2017 - 17:50

đề duyên hải năm 2016 https://diendantoanh...-năm-2015-2016/